Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Sắc mới bản Mông

Báo Dân tộc & Phát triển 1 Ngày trước
Điểm Trường Mầm non bản Mùa Xuân, xã Sơn Thủy.Điểm Trường Mầm non bản Mùa Xuân, xã Sơn Thủy

Sau hành trình vượt qua những cung đường núi quanh co đèo dốc, bản Mùa Xuân, xã Sơn Thủy lọt vào tầm mắt với những ngôi nhà gỗ thông nằm yên bình giữa sắc xanh núi rừng, điểm thêm vài mái nhà ngói đỏ. So với 5 năm trước, hạ tầng giao thông vào bản Mùa Xuân đã cải thiện rõ rệt. Tuyến đường trước đây là lối mòn gồ ghề xuyên rừng nay đã được bê tông hóa 80%.

Bên chén trà ấm, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng bản Sung Văn Cấu không khỏi bồi hồi khi nhớ về những khó khăn trước đây. Thời ấy, bản Mùa Xuân biệt lập giữa núi rừng, không điện, không đường, không thông tin liên lạc. Mùa mưa, con đường đất dẫn vào bản trở thành nỗi ám ảnh, trơn trượt. Ánh sáng duy nhất về đêm là những ngọn đèn dầu leo lét.

“Trẻ em đến trường là cả một hành trình gian nan, nhiều em phải bỏ học vì không đủ điều kiện. Những khi ốm đau, người bệnh phải nằm nhà chịu đựng hoặc gắng sức vượt đường núi để ra trung tâm xã, không ít trường hợp đã không qua khỏi”, ông Sung Văn Cấu trầm ngâm nói.

Với sự chung tay của các nhà hảo tâm, khu lẻ bản Mùa Xuân của Trường Tiểu học Sơn Thủy đã được dựng lại theo kiểu nhà lắp ghép với 5 phòng học cho gần 100 trẻ của 5 lớp. Với sự chung tay của các nhà hảo tâm, khu lẻ bản Mùa Xuân của Trường Tiểu học Sơn Thủy đã được dựng lại theo kiểu nhà lắp ghép với 5 phòng học cho gần 100 trẻ của 5 lớp

Bản Mùa Xuân những năm gần đây đã khác, không chỉ cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ mà còn có nhiều đổi thay trên tất cả các lĩnh vực của đời sống. Từ vài chục hộ dân, giờ đây bản Mùa Xuân có 124 hộ với 573 nhân khẩu. Ông Sung Văn Cấu không giấu được sự xúc động khi nhắc đến những đổi thay đáng kể mà bản Mùa Xuân đã trải qua.

“Năm 2021, tuyến đường từ bản Son đến bản Ché Lầu và các tuyến nội bản Mùa Xuân được hoàn thiện, cùng với ánh sáng điện lưới quốc gia về đến 3 bản người Mông, mang lại niềm hy vọng mới. Dù kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng có điện, có đường đã giúp đời sống của bà con khởi sắc hơn trước rất nhiều”, ông Sung Văn Cấu phấn khởi nói.

Cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng, bà con ở bản Mùa Xuân cũng đã được hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi và tập huấn kỹ thuật; nhiều hộ đã ổn định cuộc sống. Chính quyền địa phương cũng khuyến khích bà con khai hoang trồng lúa nước hai vụ.

Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng bản Sung Văn Cấu dẫn chúng tôi đến thăm gia đình ông Thao Văn Nhia, hộ nghèo được hỗ trợ xây nhà. “Trước đây, gia đình tôi sống trong căn nhà tranh dột nát. Nay nhờ chính sách hỗ trợ, chúng tôi mới có được ngôi nhà vững chãi này”, ông Nhia xúc động chia sẻ.

Người Mông ở bản Mùa Xuân cùng giúp nhau phát triển kinh tế, xóa bỏ hủ tục.Người Mông ở bản Mùa Xuân cùng giúp nhau phát triển kinh tế, xóa bỏ hủ tục

Trong không khí ngập tràn sắc Xuân giữa núi rừng Quan Hóa, chúng tôi gặp lại ông Thao Văn Dia, Người có uy tín bản Mùa Xuân. Từng là Trưởng bản Mùa Xuân nên ông Dia cảm nhận rất sâu sắc tầm quan trọng của các chương trình, chính sách dân tộc đối với sự đổi thay của bản làng. Ông Dia khẳng định, các chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước là nguồn lực, đồng thời là động lực để đồng bào dân tộc Mông ở bản Mùa Xuân có cuộc sống như ngày hôm nay.

Cũng như bản Mùa Xuân của xã Sơn Thủy, các bản người Mông trên địa bàn huyện Quan Hóa đang đổi thay từng ngày. Toàn huyện có 3 bản đồng bào dân tộc Mông, với 217 hộ, 1.066 nhân khẩu; trong đó xã Sơn Thủy có bản Mùa Xuân và bản Xía Nọi, xã Na Mèo có bản Ché Lầu.

Theo ông Lê Hồng Quang, Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn, các bản Mông đều có địa hình đồi núi hiểm trở, cách xa trung tâm. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, cùng việc triển khai các chương trình, dự án, những năm gần đây đã góp phần cải thiện diện mạo và nâng cao đời sống người dân ở các bản đồng bào Mông.

Chính quyền đã vận động đồng bào ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, giúp thu nhập bình quân năm 2024 đạt 18 triệu đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2020. Cùng với kinh tế phát triển thì văn hóa truyền thống được bảo tồn với các điệu múa, khèn, trò chơi dân gian như cà kheo, ném còn, chơi cù; các hủ tục lạc hậu dần được xóa bỏ. Đời sống văn hóa mới của đồng bào dân tộc Mông đang được “định vị” rõ nét giữa núi rừng Quan Sơn. 

Xem bản gốc