Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Sau Metro Bến Thành - Suối Tiên, điểm tên 7 tuyến metro sẽ được TP.HCM ưu tiên đầu tư: Dài 355 km, tổng vốn đầu tư khoảng 40,2 tỷ USD

Markettimes 1 Tuần trước

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1711/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, mục tiêu tổng quát của Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030 đó là phát triển Thành phố trở thành đô thị toàn cầu, văn minh, hiện đại, nghĩa tình, năng động sáng tạo; là Thành phố có nguồn nhân lực chất lượng cao, dịch vụ - công nghiệp hiện đại, đầu tàu về kinh tế xanh, kinh tế số, xã hội số, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại - dịch vụ, văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ của cả nước.

Đồng thời, đưa Thành phố hội nhập quốc tế sâu rộng, có vị thế nổi trội trong khu vực Đông Nam Á, tốc độ tăng trưởng kinh tế và GRDP bình quân đầu người thuộc nhóm đứng đầu cả nước và vượt qua ngưỡng thu nhập cao; là thành phố có chất lượng cuộc sống cao, giàu bản sắc, môi trường bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Liên quan đến phương án phát triển mạng lưới đường sắt đô thị, quy hoạch nêu rõ, Thành phố sẽ phát triển 12 tuyến đường sắt đô thị gắn với việc hình thành phát triển các khu đô thị theo mô hình TOD có tính liên kết Vùng Đông Nam Bộ, trong đó chú trọng phát triển các tuyến đường sắt đô thị hiện đại kết nối các đô thị vệ tinh, khu công nghiệp... 

Trong đó, danh mục dự án Thành phố ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2021-2030 gồm:

- Tuyến Metro số 1 (40,8km): Điểm đầu ở Huyện Bình Chánh - Điểm cuối ở TP. Thủ Đức

- Tuyến Metro số 2 (62,2km): Điểm đầu ở TP. Thủ Đức - Điểm cuối ở Huyện Củ Chi

 - Tuyến Metro số 3 (45,8km): Điểm đầu ở Huyện Bình Chánh - Điểm cuối ở TP. Thủ Đức

- Tuyến Metro số 4 (47,3km): Điểm đầu ở Huyện Hóc Môn - Điểm cuối ở Huyện Nhà Bè

- Tuyến Metro số 5 (53,9km): Điểm đầu ở Huyện Bình Chánh - Điểm cuối ở TP. Thủ Đức

- Tuyến Metro số 6 (53,8km): Đi chủ yếu qua TP. Thru Đức, Quận 7, Bình Chánh, các quận nội thành

- Tuyến Metro số 7 (51,2km): Điểm đầu ở Huyện Bình Chánh - Điểm cuối ở TP. Thủ Đức

Đồng thời, Thành phố cũng sẽ ưu tiên đầu tư xây dựng công trình kết nối đồng bộ tuyến đường sắt đô thị số 1 và số 2 tại khu vực nhà ga Bến Thành.

Trước đó, tại kỳ họp thứ 20 Hội đồng nhân dân TP.HCM khóa X, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM Trần Quang Lâm thông tin về nội dung tờ trình của Ủy ban nhân dân Thành phố về Đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị (metro) Thành phố theo Kết luận số 49 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 

Theo đó, Thành phố đề xuất đầu tư, hoàn thành 7 tuyến metro dài khoảng 355 km vào năm 2035 với sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng hơn 40,21 tỷ USD. Đến năm 2045, Thành phố sẽ hoàn thành thêm 155 km, nâng tổng chiều dài lên khoảng 510 km.

Như vậy, so với tờ trình đề án trước, TP.HCM đã tăng quy mô đầu tư giai đoạn đến 2035 từ 183 km lên 355 km. Từ đó, rút ngắn tiến trình hoàn thành toàn bộ mạng lưới theo quy hoạch 510 km vào năm 2045 thay vì đến năm 2060. Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cho biết việc sớm phủ sóng mạng lưới metro nhằm giải quyết được các bất cập về giao thông đô thị, yêu cầu phát triển thành phố hiện đại, văn minh trong tương lai.

Về nguồn vốn, Đề án xác định đầu tư công có vai trò chủ đạo và quyết định đến việc xây dựng hệ thống metro. Trong quá trình triển khai, Thành phố sẽ tiếp tục nghiên cứu, kêu gọi các nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng các tuyến metro có tiềm năng thương mại.

Cụ thể, giai đoạn 2026-2030 là 16,35 tỷ USD. Trong đó, ngân sách thành phố là 5,81 tỷ USD, chiếm 35,54% (từ ngân sách 4,23 tỷ USD và phát triển TOD; phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị 1,58 tỷ USD); phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và các hình thức vay trong nước khác 4,34 tỷ USD, chiếm 26,54%; ngân sách Trung ương dự kiến hỗ trợ 3,86 tỷ USD, chiếm 23,61%; nguồn vốn BT trả chậm 2,34 tỷ USD, chiếm 14,31%.

Giai đoạn 2031 - 2035, Thành phố cần mức đầu tư khoảng 24 tỷ USD. Trong đó, ngân sách thành phố là 13,33 tỷ USD (từ ngân sách 7,11 tỷ USD và từ phát triển TOD 6,22 tỷ USD); phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và các hình thức vay trong nước khác 1,97 tỷ USD; ngân sách Trung ương dự kiến hỗ trợ 4,52 tỷ USD; nguồn vốn BT trả chậm 4,22 tỷ USD.

Xem bản gốc