Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Siêu đô thị TP.HCM đang "hút" dòng tiền đầu tư bất động sản

Vneconomy 5 Giờ trước

Ngày 12/7, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam, dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đã tổ chức hội thảo về Bất động sản siêu đô thị TP.HCM. Tại Hội thảo, nhiều ý kiến nhận định đang xuất hiện "làn sóng Nam Tiến" khi hàng loạt sàn giao dịch bất động sản cũng như các nhà đầu tư phía Bắc đổ về khu vực TP.HCM mở rộng để tìm kiếm cơ hội đầu tư.

“CHẤT XÚC TÁC” CHO “LÀN SÓNG NAM TIẾN”

Theo các chuyên gia, không đơn thuần là một phép cộng địa lý, "TP.HCM mới" là biểu tượng của một tầm nhìn hội tụ, một nỗ lực cải cách mạnh mẽ và một khát vọng định hình nên cực tăng trưởng chiến lược. Việc hợp nhất giúp TP.HCM đem tới những lợi thế vượt trội về hạ tầng và kinh tế, được xem là “chất xúc tác” củng cố niềm tin và thúc đẩy quyết định của các nhà đầu tư cả trong Nam và ngoài Bắc.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam, nhận định việc sáp nhập để tạo nên siêu đô thị TP.HCM mới diễn ra đúng thời điểm thị trường bất động sản miền Bắc liên tục thiết lập mặt bằng giá cao và thiếu đa dạng nguồn cung nên đã suy giảm sức hút. Nhiều sàn giao dịch bất động sản có trụ sở tại miền Bắc đang tích cực mở rộng hoạt động, mang theo lượng khách hàng và vốn đầu tư vào miền Nam. Họ tìm kiếm những dự án chung cư có quy mô lớn và được đầu tư đồng bộ về hạ tầng, quy hoạch như tại khu vực Đông Bắc.

“Làn sóng Nam tiến” này không chỉ khẳng định vị thế đầu tàu kinh tế của TP.HCM mới, mà còn là bằng chứng cho thấy sức hấp dẫn của các dự án bất động sản được định giá bằng giá trị thực”, ông Đính đánh giá.

Toàn cảnh Hội thảo Toàn cảnh Hội thảo

Phân tích thêm về xu hướng trên, chuyên gia Tài chính Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách của Thủ tướng Chính phủ, cho rằng sau sáp nhập, TP.HCM không chỉ có quy mô lớn hơn gần gấp đôi mà cơ cấu bất động sản cũng trở nên đa dạng và phong phú hơn hẳn. Đặc biệt, thành phố sở hữu một nguồn cầu nhà ở khổng lồ từ lực lượng công nhân và chuyên gia, điều mà Hà Nội không có nhiều.

“Giá nhà và giá thuê tại Hà Nội vẫn ghi nhận mức tăng nhanh hơn TP.HCM. Chính vì điều này, tiềm năng tăng giá trong tương lai của Hà Nội có thể không còn nhiều bằng TP.HCM, nhất là khi xét đến tiềm lực tăng trưởng mạnh mẽ của các khu vực lân cận như Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu cũ”, ông Lực khẳng định.

Nhiều ý kiến khác thì cho rằng sức hút của thị trường nhà ở TP.HCM còn đến từ sự khác biệt về chính sách bán hàng và ưu đãi của chủ đầu tư. Ở Hà Nội, nguồn cung hiện đang rất hạn chế nên các chủ đầu tư không cần triển khai quá nhiều chính sách ưu đãi để thu hút khách hàng. Ngược lại, tại “TP.HCM mới”, đang có nguồn cung lớn hơn cầu do các nhà phát triển bất động sản đi trước đón đầu dòng khách hàng thì chính sách ưu đãi rất phong phú, phù hợp với khả năng tài chính của nhiều, nhất là người trẻ đang tìm kiếm cơ hội sở hữu nhà ở gần TP.HCM.

Từ thực tế phân phối dự án La Pura, ông Lê Minh Tuấn, Giám Đốc Kinh Doanh Big Four, dẫn chứng: Ví như mua căn hộ La Pura (Bình Dương cũ), khách hàng chỉ cần thanh toán 300 triệu đồng (10%) cho đến khi nhận nhà. Trong khi  dự án này được phát triển theo mô hình “sống dưỡng lành giữa thiên nhiên”, sở hữu hệ sinh thái cảnh quan độc đáo gồm 4 tầng không gian liên hoàn, 10 tầng cây xanh đa lớp, cầu hoa trên cao… và từ đây, chỉ mất 30 phút để đặt chân đến sân bay Tân Sơn Nhất cũng như trung tâm TP.HCM. Do vậy, dự án này đang thu hút lượng lớn nhà đầu tư cả trong Nam và ngoài Bắc.

TIỀM NĂNG CỦA KHU VỰC ĐÔNG BẮC TP.HCM 

Tham dự Hội thảo, các chuyên gia cũng phân tích rõ các khu vực và phân khúc nhà ở có dư địa bứt phá mạnh mẽ nhất tại TP.HCM trong bối cảnh hiện nay. Ông Nguyễn Sĩ Dũng, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách của Thủ tướng Chính phủ, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cho rằng trục Đông Bắc TP.HCM là nơi hội tụ hạ tầng hiện đại gồm các tuyến cao tốc, Metro; dân số trẻ và lực lượng lao động dồi dào; các khu công nghiệp và đại học lớn; quỹ đất lớn để phát triển.

Tại đây đang hình thành 1 cực tăng trưởng bất động sản tích hợp đa chức năng, gồm: bất động sản nhà ở cao cấp cho chuyên gia, khu công nghiệp công nghệ cao, bất động sản văn phòng thương mại, trung tâm đổi mới sáng tạo và đặc biệt là không gian phát triển các đô thị sáng tạo thông minh bền vững... Nếu được quy hoạch và điều phối bàn bản, nơi đây sẽ trở thành thung lũng silicon mới của Việt Nam và là điểm đến đầu tư hấp dẫn bậc nhất cho các quỹ phát triển bất động sản quốc tế.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Đính nhìn nhận có 5 dự án hạ tầng trọng điểm đang tạo lực đẩy mạnh mẽ cho thị trường khu vực Đông Bắc TP.HCM, bao gồm: dự án mở rộng Quốc lộ 13 đoạn qua khu vực Đông Bắc; tuyến Vành đai 3 TP.HCM; tuyến đường ven sông Sài Gòn dài 100km; đoạn Quốc lộ 13 qua TP.Thủ Đức cũ; tuyến đường sắt đô thị số 2 kết nối trung tâm TP.HCM với Thủ Dầu Một…

“Có thể thấy, các dự án tọa lạc tại phường Bình Hoà sẽ là khu vực được hưởng lợi trực tiếp từ những cột mốc hạ tầng này. Việc sáp nhập Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu vào TP.HCM, mở rộng quy hoạch đô thị và tái cấu trúc vùng đã tạo nên sự dịch chuyển cư dân từ trung tâm TP.HCM vốn chật chội về các dự án tọa lạc tại khu vực Đông Bắc TP.HCM. Nơi đây sẽ trở thành tâm điểm mới nhờ được hưởng lợi trực tiếp từ quy hoạch đồng bộ và chính sách phát triển mới. Do đó, phân khúc căn hộ được dự báo sẽ tiếp tục là phân khúc sôi động trong giai đoạn tới”, ông Đính nhận định.

Xem bản gốc