Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Báo Dân tộc & Phát triển 1 Tuần trước
 Văn Ngọc).Sản phẩm nông nghiệp Sơn La từng bước khẳng định được chất lượng đối với người tiêu dùng (Ảnh: Văn Ngọc).

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện Yên Châu, hợp tác xã (HTX) Phương Nam tại xã Lóng Phiêng là một trong những đơn vị tiêu biểu trong ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nhãn. Sau nhiều năm ứng dụng công nghệ cao, HTX đã sản xuất ra những sản phẩm hiệu quả, năng suất cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Từ 80ha nhãn ban đầu, đến nay HTX Phương Nam đã phát triển lên hơn 300ha, trở thành vùng trồng nhãn chuyên canh của huyện Yên Châu.

Tại tỉnh Sơn La, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến đã và đang được ứng dụng mạnh mẽ trong từng khâu hoặc trong các chuỗi sản xuất để mang lại giá trị gia tăng cao cho sản phẩm nông nghiệp. Việc thúc đẩy xây dựng các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là điều tất yếu hiện nay.

Việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp khoa học kỹ thuật mới đã giúp cho doanh thu hằng năm của HTX Phương Nam đều tăng, đến nay đã tăng trên 40 tỷ đồng. Đặc biệt tháng 10 vừa qua, HTX được công nhận là vùng sản xuất nhãn ứng dụng công nghệ cao của huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.

Ông Trần Như Kiên, Giám đốc HTX Phương Nam cho biết: Trước đây gọi là sản xuất nông nghiệp nhưng bây giờ chúng tôi thay đổi không còn sản xuất nông nghiệp nữa mà làm kinh tế nông nghiệp. Do đó, phải thay đổi tư duy để làm ra sản phẩm hiệu quả, năng suất tốt nhất. 

Trong thời gian qua, HTX đã tăng cường tập huấn, vận động các thành viên ứng dụng kỹ thuật trong quá trình chăm sóc, thu hoạch. Đây là giải pháp mà HTX đặc biệt chú trọng thực hiện, từ đó nâng tầm giá trị sản phẩm khi xuất bán.

Tương tự, tại huyện Sốp Cộp, những năm gần đây, các nông hộ, HTX trên địa bàn đã tăng cường ứng dụng khoa học vào việc trồng cam, từ kỹ thuật đến chăm sóc đúng quy trình nên năng suất, chất lượng sản phẩm cam được nâng cao, mẫu mã quả đẹp, được người tiêu dùng ưa chuộng. 

Theo một số hộ dân tham gia trồng cam ứng dụng công nghệ cao, việc ứng dụng tiến bộ, khoa học kỹ thuật vào sản xuất là giải pháp hữu hiệu, không chỉ góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, mà còn giúp giảm thiểu nhân lực tham gia vào quá trình sản xuất.

Như ở xã Mường Và, vườn cam của gia đình chị Lường Thị Hương Nồng đang vào vụ thu hoạch. Với hơn 100 gốc cam, sản lượng của gia đình chị Nồng ước đạt trên 3 tấn quả.

“Bình thường mọi năm thu hoạch được khoảng 2 tấn. Tuy nhiên, năm nay do thời tiết thuận lợi, gia đình cũng tập trung chăm bón nên năng suất cao hơn khoảng 3 tấn. Giá thành đưa ra thị trường khoảng 28.000 - 30.000/1kg. Như vậy là được giá nên nông dân rất phấn khởi” - chị Nồng chia sẻ.

Nhờ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm nông nghệp của tỉnh Sơn La đạt năng suất, chất lượng cao, được thị trường ưa chuộng (Ảnh minh họa).Nhờ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm nông nghệp của tỉnh Sơn La đạt năng suất, chất lượng cao, được thị trường ưa chuộng (Ảnh minh họa).

Xu thế tất yếu

Với lợi thế về đất đai, khí hậu, lao động, những năm gần đây tỉnh Sơn La đã xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích sản xuất nông nghiệp gắn với ứng dụng công nghệ cao, thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân đầu tư ứng dụng công nghệ vào trồng trọt, chăn nuôi, lai tạo các giống mới cho năng suất, chất lượng, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.

Tại tỉnh Sơn La, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến đã và đang được ứng dụng mạnh mẽ trong từng khâu hoặc trong các chuỗi sản xuất để mang lại giá trị gia tăng cao cho sản phẩm nông nghiệp. Việc thúc đẩy xây dựng các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là điều tất yếu hiện nay.

Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, toàn tỉnh Sơn La hiện đang hỗ trợ, duy trì, phát triển 280 cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn. Đồng thời, đưa vào sản xuất 51 bộ giống có thời gian sinh trưởng khác nhau nhằm kéo dài thời gian thu hoạch, tăng năng suất, chất lượng; trên 13 nghìn ha ghép cải tạo cây ăn quả; trên 1.200 ha cây trồng được áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, phun; 3.962ha cây trồng áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP và các tiêu chuẩn tương đương…

Xác định “Thúc đẩy tăng trưởng xanh, xây dựng tỉnh Sơn La phát triển nhanh và bền vững; trở thành Trung tâm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của vùng Tây Bắc”, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La đã ban hành Nghị quyết về phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu: Xây dựng Trung tâm quốc gia nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp tại Mộc Châu. Xây dựng và hình thành 1 khu, 20 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Diện tích cây trồng áp dụng VietGAP, GlobalGAP và các tiêu chuẩn tương đương là 13.179 ha. Tiếp tục xây dựng quản lý, phát triển thương hiệu cho sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh; duy trì bền vững các sản phẩm nông sản gắn với các sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao, 5 sao...

Trong sự nỗ lực, hiện nay, tỉnh Sơn La đang tiếp tục tập trung đầu tư nguồn nhân lực có trình độ; hoàn thành các dự án khu ứng dụng công nghệ đảm bảo cơ sở hạ tầng nghiên cứu và nhân lực để triển khai các dự án, đề tài nghiên cứu.

 Cùng với đó, tỉnh hướng tới làm chủ các công nghệ tiên tiến, khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động phổ biến, chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; phòng trừ dịch bệnh hại và thực hiện bảo quản, chế biến các sản phẩm nông nghiệp để nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị nông sản, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Trên địa bàn tỉnh Sơn La hiện có 5 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gồm: Vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao tại bản Củ 1, Củ 2, Phiêng Quài xã Chiềng Ban; bản Tường Chung, Khoa xã Chiềng Chung; bản Lò Um, Nà Khoang, Dè, Liềng, Khoáng Biên xã Chiềng Dong, huyện Mai Sơn; Vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao tại bản Huổi Khoang, Kéo Tốc, Củ 3, Củ 4, Tong Chinh xã Chiềng Ban; bản Ngòi, Nghịu Ten, Mảy xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn. Vùng na ứng dụng công nghệ cao tại thị trấn Hát Lót, xã Cò Nòi, Nà Bó, Chiềng Lương, huyện Mai Sơn. Vùng chè ứng dụng công nghệ cao Vinatea Mộc Châu. Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi bò sữa Mộc Châu.

Xem bản gốc