Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Tâm điểm ‘cơn khát vàng’ tại Trung Quốc

Doanh nhân trẻ Việt Nam 2 Tuần trước
 Bloomberg

Người tiêu dùng mua sắm trang sức vàng tại Trung tâm Thương mại Trang sức Quốc tế Shuibei. Hơn 10.000 cơ sở kinh doanh trang sức tập trung ở nhiều khu phố trong thành phố. Ảnh: Bloomberg

Trong một trung tâm mua sắm rộng lớn nhiều tầng tại Thâm Quyến, khách hàng chen chúc nhau giữa những hàng tủ kính trưng bày lấp lánh dưới ánh đèn. Rất đông người mua sắm ngắm nhìn các sản phẩm như vòng tay, nhẫn, dây chuyền và những món trang sức tinh xảo khác.

Đây chính là Shuibei, từng là một ngôi làng đánh cá nhưng nay đã chuyển mình trở thành trung tâm của “cơn khát vàng” mạnh mẽ ở Trung Quốc. Hơn 10.000 doanh nghiệp tập trung tại đây, tạo thành một mê cung xa hoa và là một trong những thị trường bán lẻ vàng lớn nhất thế giới.

Các mặt hàng vàng bạc đá quý trưng bày tại Shuibei ngày càng trở thành một phương thức lưu giữ tài sản phổ biến tại Trung Quốc, nơi đang phải đối đầu với bối cảnh thị trường chứng khoán đầy biến động và thị trường bất động sản uể oải. Năm ngoái, Trung Quốc đã vượt Ấn Độ để trở thành quốc gia tiêu thụ vàng trang sức hàng đầu thế giới, đóng góp vào một đợt tăng giá vàng. Hiện giá vàng đã vượt 2,700 USD một ounce, được thúc đẩy bởi căng thẳng địa chính trị, chiến tranh tại Trung Đông và triển vọng lãi suất tại Mỹ giảm.

Dạo quanh khu vực nhộn nhịp của Thâm Quyến, nơi có gần 18 triệu dân, ta sẽ thấy sự “cuồng tín” của người dân nơi đây với kim loại quý. Người Trung Quốc thường tặng vàng cho người thân để mang lại may mắn. Vào cuối tháng Mười, cả người già lẫn trẻ đều nhao nhao tìm mua vàng giá tốt. Các cặp đôi tìm mua nhẫn cưới, ông bà tìm quà tặng gia truyền cho con cháu, trong khi thanh thiếu niên săn lùng phụ kiện thời trang cao cấp.

 Bloomberg

Shuibei là trung tâm sản xuất và chế biến trang sức vàng lớn nhất tại Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg

Laura Ye, chủ một cửa hàng trang sức trong khu vực, cho biết doanh số bán hàng chậm hơn so với năm ngoái. “Với nền kinh tế suy giảm năm nay, ai cũng cảm nhận được điều đó,” cô nói. Tuy nhiên, ngay cả khi giá cả tăng cao, “mọi người vẫn đổ xô đi mua vàng.” Cô cho biết có những lúc khách hàng làm nghẽn tắc giao thông gần như không bớt, ngay cả việc tìm chỗ đậu xe cũng khó khăn.

Hai người trẻ tuổi lứa 20, Dai và Wei không nản lòng bởi giá vàng cao và nền kinh tế u ám. “Tôi cũng đổ tiền vào quỹ đầu tư nhưng chúng đã thất bại,” Wei chia sẻ sau khi mua một đôi bông tai hình tròn nặng khoảng 10 gram. “Giá thị trường đã tăng vào thứ Sáu, nên tôi thu hồi được một chút. Giờ tôi mua dùng tiền lời mua vàng để đảm bảo an toàn.”

Dai cho biết cô có một “cuộc thức tỉnh” về sức hấp dẫn của vàng khoảng hai năm trước khi nhận thấy giá cả tăng lên. “Tôi đã mua vàng khoảng ba lần trong năm nay,” cô nói khi chọn ra những chiếc bông tai nhỏ cho bạn. “Tôi thường chỉ chọn những món nhỏ hơn, khoảng năm đến sáu gram,” phù hợp với mức lương hàng tháng 7.000 nhân dân tệ (980 USD) của cô.

Thị trường Shuibei, cách Hồng Kông khoảng một giờ đi tàu cao tốc, bán hơn 100 tỷ nhân dân tệ trang sức mỗi năm và là trung tâm sản xuất trang sức vàng lớn nhất ở Trung Quốc, chịu trách nhiệm khoảng 70% sản lượng. An ninh tại đây rất nghiêm ngặt với nhiều camera CCTV giám sát từng quầy hàng.

Sự hấp dẫn của Shuibei nằm ở mức giá cạnh tranh thường thấp hơn so với các thương hiệu nổi tiếng. Trang sức ở đây được bán theo công thức đơn giản gồm giá vàng cơ bản gắn với mức tham chiếu trên sàn giao dịch và phí chế tác khoảng 10 nhân dân tệ mỗi gram.

Sự phổ biến của thị trường này cũng được thúc đẩy bởi các livestreamers trên mạng xã hội Trung Quốc. Một trong số họ là Shuibei Little Fatty, người thường xuyên quảng bá các mặt hàng giá hời đến với người xem trên toàn Trung Quốc.

“Chào các chị em! Tôi đang ở thị trường Shuibei tại Thâm Quyến ngay bây giờ,” anh ta hô lớn trong một buổi livestream trên Douyin (tương tự như TikTok). Anh mô tả sự đông đúc của thị trường vào cuối tuần và thông báo về giá vàng trực tiếp.

Giá trên Sàn giao dịch Vàng Thượng Hải (Shanghai Gold Exchange) đã cao hơn hơn 20 USD mỗi ounce so với mức giá tham chiếu toàn cầu ở New York trong hầu hết thời gian của năm qua. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, mức chênh lệch này đã quay trở lại thành mức giảm giá. Tiêu thụ trang sức giảm 29% xuống còn 130 tấn trong quý ba theo Hội đồng Vàng Trung Quốc.

Một gói kích thích bắt đầu từ cuối tháng Chín nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ thúc đẩy nhu cầu cho vàng một lần nữa. Tuy nhiên, Ray Jia từ Hội đồng Vàng Thế giới cảnh báo rằng nhu cầu đầu tư vào vàng có thể phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các tài sản khác như cổ phiếu và bất động sản khi nền kinh tế phục hồi.

Mặc dù vậy, triển vọng cho vàng vẫn mạnh mẽ ở Trung Quốc, nơi mà kim loại này là biểu tượng của sự giàu có và thịnh vượng. Nhiều cặp đôi nhận bộ trang sức bốn món bao gồm nhẫn cưới và vòng tay vào ngày đính hôn.

Song Jiangzhen từ Học viện Thị trường Vàng Nam Quảng Đông cho biết người tiêu dùng thường trì hoãn hoặc cắt giảm việc mua vàng khi giá tăng mạnh nhưng điều này sẽ không thay đổi nguyên tắc tiêu thụ vàng ở Trung Quốc.

Nhiều du khách đến Shuibei cũng chia sẻ quan điểm tương tự: “Nếu tôi mua món gì từ đây thì đó sẽ là vàng,” Luo Jiejing, một chủ khách sạn ở Thâm Quyến nói khi đứng bên ngoài tiệm vàng,  “Nó đã tồn tại hàng nghìn năm mà vẫn giữ giá trị. Mua vàng là một lựa chọn hợp lý.”

Xem bản gốc