Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Thanh khoản mất hút, dòng tiền cá nhân chốt lời, bán ròng 2.200 tỷ tuần qua

Vneconomy 1 Tháng trước

Vn-Index đóng cửa tuần giao dịch vừa qua tại 1.250,5 điểm, tăng 22,4 điểm tương đương tăng 1,82% so với tuần trước, với giá trị giao dịch bình quân phiên chỉ tính khớp lệnh đạt 10.131 tỷ đồng, giảm 16,8%.

Đây là mức thấp nhất theo tuần kể từ tháng 5/2023. Trong 8 tuần gần đây, chưa khi nào giá trị giao dịch bình quân phiên trên HOSE vượt 15.000 tỷ đồng chỉ tính khớp lệnh.

Tính trên 3 sàn, tổng giá trị giao dịch bình quân phiên trong tuần qua đạt 13.606 tỷ đồng, trong đó giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân phiên ở mức 11.247 tỷ đồng, giảm 16,1% so với tuần trước và -19,7% so với trung bình 5 tuần gần nhất.

Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 997.8 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 1112 tỷ đồng. Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Công nghệ Thông tin, Thực phẩm và đồ uống. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: FPT, MSN, CTG, DPM, CTR, VNM, POW, TCB, BID, VPB.

Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Ngân hàng. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: VCB, HDB, VRE, FRT, SSI, DCM, EIB, VIB, DGC.

Nhà đầu tư cá nhân bán ròng 1979.5 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng 2162.5 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 8/18 ngành, chủ yếu là ngành Hóa chất. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: DCM, FRT, VRE, SSI, CMG, HDB, GVR, VIB, DGC, EIB. 

Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 10/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Công nghệ Thông tin, Ngân hàng. Top bán ròng có: FPT, MSN, HPG, TCB, CTG, DPM, MBB, VCI, MWG.

Tự doanh bán ròng 209.2 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 163.4 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 7/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Công nghệ Thông tin, Thực phẩm và đồ uống. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh trong tuần này gồm FPT, VTP, DCM, SBT, HPG, ACB, VNM, DXG, HAG, POW.

Top bán ròng là nhóm Ngân hàng. Top cổ phiếu được bán ròng gồm PNJ, VIB, FRT, FUEMAV30, SSI, GVR, CTG, VPB, VHM, REE.

Thanh khoản mất hút, dòng tiền cá nhân chốt lời, bán ròng 2.200 tỷ tuần qua  - Ảnh 1

Nhà đầu tư tổ chức trong nước mua ròng 1190.9 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 1213.9 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 5/18 ngành , giá trị lớn nhất là nhóm Hóa chất Top bán ròng có DCM, VNM, GVR, OCB, FUEVFVND, BAF, CTR, VTP, PVT, TCH.

Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Ngân hàng. Top mua ròng có VCB, HPG, TCB, MBB, ACB, MWG, HDB, KDH, VCI, VPB.

Tỷ trọng phân bổ dòng tiền giảm ở các ngành chủ chốt (Ngân hàng, Bất động sản, Chứng khoán, Thép, Bán lẻ) trong khi tăng ở một số ngành nhỏ như Công nghệ thông tin, Hóa chất, Xây dựng, Chăn nuôi & Thủy sản, Điện, Dệt may, Hàng không.

Tỷ trọng dòng tiền giảm về đáy 10 tuần ở Ngân hàng, Chứng khoán, Thép, nhưng chỉ số giá các ngành này đồng pha với thị trường, tăng điểm. Sự phân kỳ giữa giá và dòng tiền ở ngành Ngân hàng kéo dài tuần thứ 2 liên tiếp, ghi nhận ở nhiều cổ phiếu đầu ngành như VCB, BID, CTG, TCB.

Với Bất động sản, tỷ trọng dòng tiền giảm mạnh và chỉ số giá tăng thấp hơn thị trường chung, cho thấy tín hiệu “hụt hơi” ở nhóm cổ phiếu BĐS.

Ở nhóm có tỷ trọng dòng tiền tăng, đáng chú ý trong tuần này là Công nghệ thông tin (FPT) và Chuyển phát nhanh (VTP) với chỉ số giá tăng vượt trội so với thị trường chung. Riêng với FPT, sự gia tăng về dòng tiền và giá có đóng góp đáng kể từ lực mua ròng mạnh của khối ngoại.

Nhìn theo khung tuần, tỷ trọng dòng tiền giảm ở nhóm vốn hóa lớn VN30 trong khi tăng ở nhóm vốn hóa vừa VNMID và nhỏ VNSML.

Trong tuần qua, dòng tiền vẫn tập trung ở nhóm vốn hóa lớn VN30 với tỷ trọng đạt 48,7% nhưng thấp hơn đáng kể so với tuần trước (52,3%). Phân bổ dòng tiền vào nhóm vốn hóa vừa VNMID và nhỏ VNSML tăng lên, lần lượt đạt 36,7% và 11,5%.

Xét theo quy mô dòng tiền, giá trị giao dịch bình quân giảm mạnh nhất ở nhóm vốn hóa lớn VN30 (-1.760 tỷ đồng/-28%), tiếp đến là nhóm vốn hóa ừa VNMID (-270/-6,2%). Trong khi đó, nhóm vốn hóa nhỏ VNSML ghi nhận thanh khoản cải thiện nhẹ (+41 tỷ đồng/+3,5%).

Về biến động giá, chỉ số VN30 và VNSML tăng mạnh hơn thị trường chung, lần lượt +1,96% và +2,01%. Ngược lại, chỉ số VNMID ghi nhận mức tăng thấp hơn (+1,75%).

Xem bản gốc