Trái hẳn với kỳ vọng của nhà đầu tư, thị trường đón nhận hàng loạt thông tin tích cực từ vĩ mô nhưng Vn-Index vẫn lao đầu rớt thảm hại. Vượt mục tiêu đặt ra GDP cả năm 2024 tăng 7,09%; CPI tăng 3,63 lạm phát kiểm soát hiệu quả, xuất nhập khẩu kỷ lục, vốn giải ngân FDI cao nhất từ trước tới nay, 157 nghìn doanh nghiệp thành lập mới... nhưng trên sàn chứng khoán, VN-Index bất ngờ rớt mạnh sau 2g chiều giảm 8,24 điểm lùi về 1.246.
Ban đầu chỉ số vẫn cầm cự khá tốt nhưng càng về cuối phiên càng bị bán trên diện rộng. Ngoại trừ một số trụ ngân hàng gồng mình cõng chỉ số như VCB tăng 0,98% và BID tăng 1,57% thì hầu hết toàn bộ nhóm còn lại đều chìm trong biển lửa. Ngay cả với ngân hàng, ngoài hai cổ phiếu trên các cổ phiếu khác như MBB giảm mạnh, ACB, OCB cũng giảm trên 1%.
Nhóm chứng khoán tiếp tục chiết khấu sâu trước khi những thông tin nâng hạng được kỳ vọng diễn ra vào thời gian tới. VND giảm tới 3,24%; MBS giảm 2,18%; VIX giảm 2,64%; SSI, VCI, HCM cũng giảm mạnh trên 1,5%. Nguyên vật liệu gồm thép, phân bón hóa chất cũng giảm sâu như HPG, HSG, DGC, DCM, DPM, GVR giảm trung bình trên 2%. Bất động sản giảm ở một số cổ như PDR giảm 4,16%; NLG giảm 2,77%; DIG, IDC, DXG, HDG, NVL...
Nhìn chung mức độ sát thương diễn trên diện rộng khi có tới 318 cổ phiếu giảm trên 82 cổ phiếu xanh. Lực bán chủ động dâng cao cuối phiên, nhưng điểm sáng là dòng tiền đã nhập cuộc, ba sàn khớp lệnh tăng lên 15.400 tỷ đồng trong đó khối ngoại lại rất tích cực, mua ròng 145.7 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 123.1 tỷ đồng.
Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Ngân hàng, Dịch vụ tài chính. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: STB, VTP, VGC, VPB, VCI, CTG, KDH, VCB, CSV, HAH.
Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Tài nguyên Cơ bản. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: HPG, VNM, GMD, FPT, CTR, MWG, VHM, GAS, YEG.
Nhà đầu tư cá nhân bán ròng 706 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 476.5 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 4/18 ngành, chủ yếu là ngành Bán lẻ. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: NAB, GMD, VHC, DGW, FRT, GAS, HPG, PDR, YEG, PC1.
Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 14/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Ngân hàng, Xây dựng và Vật liệu. Top bán ròng có: VCB, STB, CTG, VPB, MSN, FPT, VTP, HDB, BID.
Tự doanh mua ròng 289.5 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 394.3 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 12/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Ngân hàng, Công nghệ Thông tin. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm FPT, ACB, VPB, VHM, MWG, TCB, VNM, VCB, HDB, MSN. Top bán ròng là nhóm Hàng & Dịch vụ Công nghiệp. Top cổ phiếu được bán ròng gồm VHC, DGW, FUEVFVND, MBB, VTP, HDG, VIB, GMD, REE, KDH.
Nhà đầu tư tổ chức trong nước mua ròng 303.3 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 40.9 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 9/18 ngành , giá trị lớn nhất là nhóm Ngân hàng Top bán ròng có NAB, TCB, FRT, HCM, STB, FUESSVFL, PC1, TCH, GVR, FPT. Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Xây dựng và Vật liệu. Top mua ròng có VCB, PNJ, CTG, BID, HPG, CTD, CTR, VNM, TPB, CMG.
Giao dịch thỏa thuận hôm nay đạt 1.601,4 tỷ đồng, giảm -10,9% so với phiên cuối tuần trước và đóng góp 10,4% tổng giá trị giao dịch.
Hôm nay có giao dịch đáng chú ý ở cổ phiếu KBC, với 12 triệu đơn vị tương đương 348,6 tỷ đồng được nhà đầu tư cá nhân bán thỏa thuận cho Tổ chức trong nước. Ngoài ra còn có giao dịch sang tay hơn 4,3 triệu đơn vị cổ phiếu ACB (trị giá 116,4 tỷ đồng) giữa các Tổ chức nước ngoài.
Nhà đầu tư cá nhân tiếp tục giao dịch ở cổ phiếu VIC và SJS.
Tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở Bất động sản, Xây dựng, Thép, Hóa chất, Thực phẩm, Dệt may, Chuyển phát nhanh trong khi giảm ở Ngân hàng, Chứng khoán, Nuôi trồng nông & hải sản, Bán lẻ, Dầu khí, Phần mềm.
Tính riêng khớp lệnh, tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở nhóm vốn hóa nhỏ VNSML, trong khi giảm ở nhóm vốn hóa lớn VN30 và vừa VNMID.