Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Tin vui về 108 giếng khoan siêu sâu hơn 8.000m khi càng đổ nước càng phun lửa, đâm xuyên tầng địa chất nóng 250 độ đánh thức kho báu, công nghệ độc lạ vào cuộc

Markettimes 1 Tuần trước

Theo Global Times, các giếng khoan tại Lưu vực Tarim, Tân Cương (Trung Quốc) liên tục lập kỷ lục về độ sâu. Tại đây, các giếng đã khai thác được khí và dầu ngưng tụ với đặc tính đặc biệt: khi bắt lửa, hỗn hợp này bùng cháy dữ dội, thậm chí càng dội nước ngọn sẽ càng mạng.

Với độ sâu thiết kế là 11.100 mét, giếng siêu sâu Shendi Take 1, nằm ở lưu vực Tarim thuộc Khu tự trị ở Tân Cương, Tây Bắc Trung Quốc, là một phần trong nỗ lực của đất nước nhằm mở rộng sản xuất dầu trong nước. Hoạt động ở đó là giàn khoan tự động 12.000 mét đầu tiên do nước này tự phát triển.

Lưu vực Tarim là một trong những lưu vực dầu khí trên bờ đầy hứa hẹn nhất của Trung Quốc, với các nguồn tài nguyên dầu khí được chôn vùi ở độ sâu từ 6.000 - 10.000 mét, chiếm lần lượt 83,2% và 63,9% tổng trữ lượng của lưu vực.

Với các giàn khoan được sản xuất nội địa, giếng Shendi Take 1 tại khu vực này tiếp tục đạt được tiến triển bên dưới bề mặt. Trong khi đó, Tập đoàn dầu khí Trung Quốc đã khoan 108 giếng dầu khí có độ sâu vượt quá 8.000 mét tại sa mạc Taklamakan thuộc lưu vực Tarim của Tân Cương (Trung Quốc).

Trong ngành khoan dầu, các giếng từ 4.500 - 6.000 mét được coi là giếng sâu, các giếng từ 6.000 - 9.000 mét được coi là giếng siêu sâu và bất kỳ giếng nào sâu hơn 9.000 mét được phân loại là giếng cực sâu. Các chuyên gia lưu ý rằng độ sâu càng lớn thì thách thức trong khai thác càng lớn.

Đáng chú ý, hoạt động khoan sẽ phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng hơn như nhiệt độ trên 250 độ C và chịu áp suất lớn, độ khó sẽ tăng lên theo mỗi mét khoan sâu hơn.

Chính vì vậy, nhóm khoa học Trung Quốc đã sử dụng trí tuệ nhân tạo và thuật toán thông minh để phát triển mô hình địa chất 3D có độ phân giải cấp mét, hiển thị chi tiết cấu trúc, tính chất và thành phần đá. Mô hình này giúp xác định mục tiêu khoan, thiết kế đường giếng ngang và dự đoán các cấu trúc địa chất cũng như khả năng phát hiện dầu khí.

Hệ thống khoan thông minh, dẫn đường bởi công nghệ định vị mục tiêu 3D, đóng vai trò trung tâm điều khiển, phối hợp các công cụ để hoàn thành nhiệm vụ khoan chính xác. Đồng thời, thiết bị chụp ảnh sóng điện từ trên máy khoan cho phép các kỹ sư giám sát thi công, gửi sóng điện từ vào địa tầng và nhận tín hiệu phản xạ để xác định tính chất và ranh giới của các tầng địa chất.

Nhờ công nghệ điều hướng 3D và mô hình địa chất dựng sẵn, mũi khoan đến đúng điểm khai thác tối ưu. Hệ thống dẫn đường quay và định vị địa chất linh hoạt đảm bảo hướng khoan đến các mục tiêu được chỉ định.

Theo Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, công nghệ khoan thông minh này là thành quả của hàng trăm nhà nghiên cứu sau hơn 6 năm thử nghiệm. Nhiều thiết bị tự phát triển đã được hoàn thiện sau hàng trăm lần kiểm nghiệm tại hiện trường, từ nguyên mẫu đến mô hình kỹ thuật.

Công nghệ này đánh dấu bước đột phá quan trọng trong khai thác dầu khí từ các trữ lượng sâu, chứng minh độ tin cậy và hiệu quả chi phí của công nghệ tiên tiến cho các nguồn tài nguyên dầu khí của Trung Quốc.

Xem bản gốc