Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam đứng thứ 2 thế giới xuất khẩu điện thoại thông minh, thứ 5 về xuất khẩu linh kiện máy tính…, liệu đây có phải ngộ nhận, tự huyễn, tự ru mình không?

Markettimes 3 Giờ trước

Ngày 15/1, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức thường niên Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI với chủ đề "Làm chủ công nghệ số, làm chủ quá trình chuyển đổi số Việt Nam bằng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam".

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Diễn đàn, trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ số đã và đang khẳng định vai trò động lực chủ chốt, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội. Chuyển đổi số không chỉ là một xu hướng tất yếu, mà còn là yêu cầu cấp thiết để Việt Nam thu hẹp khoảng cách phát triển với khu vực và thế giới. Điều này không chỉ mở ra cơ hội cải thiện năng suất lao động, mà còn tạo điều kiện để đổi mới sáng tạo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi tầng lớp nhân dân.

Lĩnh vực công nghệ số của Việt Nam thời gian qua đã có nhiều bước phát triển mạnh mẽ. Tổng doanh thu công nghiệp công nghệ số ước đạt 152 tỷ USD năm 2024, tăng 35,7% so với năm 2019, chứng minh sự tăng trưởng bền vững của ngành và khẳng định vai trò của công nghệ số trong nền kinh tế quốc gia. Sự phát triển này không chỉ giúp nâng cao năng lực sản xuất mà còn thúc đẩy đổi mới sáng tạo, mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

Cùng với đó, hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ số đang ngày càng lớn mạnh, với gần 74.000 doanh nghiệp hoạt động, trong đó hết năm 2023 có gần 1.900 doanh nghiệp công nghệ số đã vươn ra thị trường quốc tế, với doanh thu 11,5 tỷ USD, tăng 53% so với năm 2022.

Điều này không chỉ cho thấy năng lực và sự sáng tạo của các doanh nghiệp Việt Nam, mà còn chứng minh tiềm năng lớn trong việc mở rộng thị trường, gia tăng giá trị xuất khẩu và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Việt Nam cũng rất nỗ lực nâng cao chất lượng quản lý hành chính công và đổi mới sáng tạo; xếp hạng 71/193 quốc gia về mức phát triển của Chính phủ điện tử; 44/133 quốc gia về đổi mới sáng tạo toàn cầu.

image_2025_01_15t10_20_13_211z.pngTổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI

Có thể nói, ngành công nghiệp công nghệ số của Việt Nam đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Lực lượng lao động trong ngành ngày càng đông đảo, đạt hơn 1,67 triệu lao động. Hệ sinh thái sản phẩm và dịch vụ đa dạng, bao gồm phần cứng, điện tử, phần mềm và các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và Internet vạn vật...

Những bước tiến này không chỉ giúp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước mà còn mở rộng cơ hội hợp tác quốc tế, góp phần tích cực vào việc xây dựng nền kinh tế số toàn diện.

Tổng Bí thủ cho biết, một trong những điểm yếu lớn là năng lực nghiên cứu và phát triển hiện vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào nguồn lực từ nước ngoài, hạn chế năng lực tự chủ công nghệ của Việt Nam. Bên cạnh đó, khả năng thu hút nhân tài công nghệ cao cũng chưa đủ mạnh, dẫn đến việc thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp. Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung còn thấp, chỉ tham gia ở mức rất khiêm tốn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hiện nay, “Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu điện thoại di động thông minh, đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu linh kiện thế giới, đứng thứ 6 thế giới về xuất khẩu thiết bị máy tính, đứng thứ 7 thế giới về gia công phần mềm, đứng thứ 8 thế giới về thiết bị linh kiện điện tử. Đây là những con số có vẻ rất ấn tượng, hoành tráng, đáng tự hào nhưng thử hỏi, chúng ta đã bao giờ nhìn sâu vào bản chất những số liệu này chưa”, Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Thực tế, “Việt Nam đóng góp được bao nhiêu phần trăm trong những giá trị xuất khẩu đó hay đang ở những phân khúc thấp nhất của chuỗi giá trị, chủ yếu là gia công cho nước ngoài. Một cái áo bán ra thì thiết kế, vải, lụa, chỉ, cúc đều của người khác thì thu nhập là bao nhiêu trên những sản phẩm này, có chăng đóng góp của chúng ta chỉ là công lao động và ô nhiễm môi trường. Số liệu trên được trích dẫn từ báo cáo của lãnh đạo về thành tích của ngành mình nhưng tôi tự hỏi đây có phải là sự ngộ nhận, hoặc tự huyễn, hoặc tự ru mình hay không”, Tổng Bí thư cho biết.

Trong ngành điện tử, sản xuất điện thoại và linh kiện khu vực FDI xuất khẩu 100% giá trị điện thoại, linh kiện nhưng nhập khẩu đến 80% giá trị linh kiện này. Samsung đầu tư vào Việt Nam từ năm 2008 đến nay. Tại Thái Nguyên có 60 doanh nghiệp đối tác cung ứng cấp 1 thì có đến 55 là doanh nghiệp nước ngoài, tại Bắc Ninh có 176 đối tác cấp 1 thì có tới 164 doanh nghiệp nước ngoài.

Các doanh nghiệp trong nước chủ yếu cung cấp dịch vụ an ninh, suất ăn công nghiệp, xử lý rác thải. Tôi muốn nêu rõ những bất cập này để chúng ta nhìn thẳng vào sự thật rằng doanh nghiệp của chúng ta đang đứng ở đâu trong chuỗi giá trị toàn cầu cũng như năng lực cạnh tranh quốc tế.

Việt Nam đã có rất nhiều cố gắng. Song thực tế, sự đóng góp của doanh nghiệp FDI đối với nâng cao tiến bộ của khoa học, công nghệ nội địa còn thấp. Trên 80% doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ trung bình, 14% sử dụng công nghệ lạc hậu và khoảng 5% sử dụng công nghệ cao.

Do đó, theo Tổng Bí thư, “thời gian tới, Việt Nam phải thu hút FDI có chọn lọc tốt hơn, đừng để trở thành cứ điểm lắp ráp, gia công, bãi rác của công nghệ thế giới, trong khi doanh nghiệp trong nước không học hỏi được điều gì”.

Xem bản gốc