Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Việt Nam 2030: Đi đầu Đổi mới Sáng tạo với Công nghệ mới

Doanh nhân.vn 1 Tháng trước

Tọa đàm Hanoi Innovation Forum diễn ra chiều 4/12 với chủ đề Việt Nam 2030: Đi đầu Đổi mới Sáng tạo với Công nghệ mới, trong khuôn khổ sự kiện Vietnam Tech Impact Summit 2024. Với sự quy tụ từ nhiều chuyên gia công nghệ hàng đầu, những góc nhìn về ứng dụng công nghệ mới, cách ứng phó với tài sản số đã được bàn luận đa chiều.

Hệ sinh thái công nghệ Việt Nam rất ấn tượng

Trong phần phát biểu mở màn sự kiện, ông Richard Teng, CEO Binance nhận định các doanh nghiệp Việt Nam rất cởi mở tiếp nhận công nghệ mới. Đi cùng với đó là môi trường pháp lý tiên tiến, cho thấy rõ định hướng quốc gia để kiến tạo tương lai trên những nền tảng bền vững.

“Chúng tôi tin vào sức mạnh của công nghệ, không chỉ để thay đổi các ngành công nghiệp, mà còn trao quyền cho cộng đồng, thu hẹp khoảng cách và tạo ra cơ hội. Việt Nam có vị thế để trở thành quốc gia đi đầu trong cuộc cách mạng công nghệ”, CEO Binance chia sẻ.

CEO Binance Richard Teng chia sẻ về triển vọng công nghệ mới của Việt Nam tại sự kiện Hanoi Innovation Forum. CEO Binance Richard Teng chia sẻ về triển vọng công nghệ mới của Việt Nam tại sự kiện Hanoi Innovation Forum.

Đồng quan điểm trên, ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam, cho rằng một trong những lợi thế lớn nhất của hệ sinh thái công nghệ trong nước là tỷ lệ người dân sử dụng Internet cao, ước tính đến năm 2029, Việt Nam sẽ có 100 triệu người dùng Internet.

“Nhân sự công nghệ Việt Nam được đánh giá có chất lượng cao, cập nhật nhanh xu hướng của thế giới. Trong khi đó hạ tầng dịch vụ được đánh giá ở mức khá. Đây là những tiền đề quan trọng cho thấy hệ sinh thái công nghệ của Việt Nam vô cùng triển vọng, tiềm năng tăng trưởng lớn”, ông Liên nhận định.

Khung pháp lý cho tài sản số

Theo các chuyên gia, một trong những lĩnh vực Việt Nam có thể nắm bắt cơ hội đi đầu là tài sản số. Bà Joy Lam, Trưởng Bộ phận Pháp lý Toàn cầu và Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Binance, cho rằng trong 5-10 năm tới, tất cả tài sản, kể các các tài sản truyền thống đều có thể hiện diện trên chuỗi khối, với những lợi ích như minh bạch, hiệu quả hơn. Do đó, pháp lý giữa tài sản truyền thống và tài sản số sẽ có sự giao thoa.

Bà Joy Lam cũng cho rằng việc đưa ra các quy định quản lý tài sản số sẽ giúp người biết các tiêu chuẩn được đưa ra để bảo vệ mình, từ đó đưa ra quyết định khi tham gia thị trường.

Trong khi đó, Tiến sĩ Nguyễn Đức Thuỷ, Viện Công nghiệp Phần mềm và Nội dung số Quốc gia chỉ ra những lĩnh vực mới như tài sản số, phù hợp nhất sẽ là thử nghiệm theo cơ chế “hộp cát” (sandbox). 

“Các ý tưởng mới, dịch vụ sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, nhưng cũng thường có xu hướng vượt qua những gì mà khung pháp lý đang có”, Tiến sĩ Nguyễn Đức Thủy nhận định.

Là chuyên gia về lĩnh vực giám sát tài chính, Thạc sĩ Nguyễn Thị Hải Bình nhận định khi chưa có khung pháp lý, tài sản số có thể mang về những rủi ro liên quan đến thực thi chính sách tài chính tiền tệ, an ninh mạng. Nhận biết những rủi ro đó, dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số, được Chính phủ trình lấy ý kiến vào cuối tháng 11, đã làm rõ những quy định về tài sản số, giao Bộ Tài chính phối hợp các bộ ngành ban hành quy định về tài sản số như quyền sở hữu, chuyển nhượng, thuế, hợp tác quốc tế…

“Đây là cơ sở bước đầu để đảm bảo hoàn thiện khung pháp lý dưới luật để bao phủ các hoạt động, tạo sự phát triển ổn định, công khai, minh bạch cho thị trường tài sản số, công tác quản lý, giám sát tài sản số”, bà Bình nhận định.

Định vị Việt Nam thế nào cho đổi mới sáng tạo?

Trong phần thảo luận bàn tròn của sự kiện, các chuyên gia đã chia sẻ những quan điểm về điều kiện và định hướng cho Việt Nam để bước đi trong con đường đổi mới, sáng tạo.

Bà Lynn Hoàng, Giám đốc Quốc gia Binance đặt câu hỏi về việc làm sao để thu hút tài năng công nghệ của Việt Nam lẫn thế giới đóng góp cho Việt Nam?

Tiến sĩ Đỗ Ngọc Minh, Viện Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội (ITI-VNU), Chủ tịch Liên minh Blockchain trong các trường Đại học (UBA) cho rằng với sinh viên, khi đã có cơ hội học ở nước ngoài thì có thể giúp đỡ cho đất nước dù đang ở đâu.

Các diễn giả thảo luận về chủ đề Củng cố vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ toàn cầu, tại Tọa đàm Hanoi Innovation Forum. Các diễn giả thảo luận về chủ đề Củng cố vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ toàn cầu, tại Tọa đàm Hanoi Innovation Forum.

Còn ông Bùi Thành Đô, nhà sáng lập, CEO Quỹ ThinkZone Ventures nhận định Việt Nam cũng đang là điểm đến với nhiều startup tiềm năng, thu hút các quỹ đầu tư. Nhưng ngành công nghệ cần đẩy sự “rủi ro” hơn một chút, tránh sự an toàn để có thể tạo ra đột phá. Nếu Chính phủ có thể đẩy mạnh hỗ trợ về tài chính, hành lang chính sách tốt hơn, ông Đô cho rằng cũng sẽ kích cầu được khối tư nhân đầu tư vào công nghệ nhiều hơn.

Ông Kiên Hà, Phó Tổng Giám đốc G-Group & Tổng Giám đốc Gapo cho rằng gần đây nhiều doanh nghiệp đã mở phòng nghiên cứu, thử nghiệm tại Việt Nam, vì trình độ nhân sự chất lượng cao trong nước là rất tốt, trong khi chi phí lại thấp hơn. Vì vậy, ông Kiên cho rằng quan trọng là những cơ chế để người tài có thể triển khai, phát huy khả năng của mình, khi đó không quan trọng làm việc ở đâu, họ đều có thể cống hiến cho đất nước.

Cùng quan điểm, Tiến sĩ Nguyễn Đức Thuỷ - Viện Công nghiệp Phần mềm và Nội dung số Quốc gia cho rằng không cần phải xác định nhân lực “ngồi đâu”. Điều quan trọng là tạo ra nhiều công việc, nhiều dự án, đặt tầm nhìn cạnh tranh cho toàn cầu.

Xem bản gốc