Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Việt Nam ở đâu và hưởng lợi gì trong "cơn bão" AI?

Markettimes 10 Giờ trước

Top 2 startup AI tại ASEAN

Đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành xu thế chung trên toàn cầu. Goldman Sachs Economic Research cho biết đầu tư toàn cầu vào công nghệ AI đang tăng lên nhanh chóng, dự kiến sẽ đạt 200 tỷ USD vào năm 2025.

Chỉ tính riêng tại Việt Nam, trong bối cảnh Chính phủ khuyến khích, tạo điều kiện phát triển thì số lượng các Startup trong lĩnh vực AI đã tăng gần gấp 5 lần trong 3 năm qua.

Theo dữ liệu của PitchBook Data Inc, Việt Nam hiện có 765 startup AI và ML. Số startup này chiếm khoảng 1/4 tổng số startup (hơn 3.000 doanh nghiệp) hoạt động kinh doanh trong các ngành công nghệ trên thị trường.

Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam là quốc gia có số lượng startup AI nhiều thứ hai tại khu vực Đông Nam Á, xếp sau Singapore với 1.100 startup AI trên tổng số 4.500 startup công nghệ tại đây.

Thời điểm cuối năm 2024, trong buổi làm việc với Thủ tướng, ông Jensen Huang - Nhà sáng lập và Chủ tịch Tập đoàn Nvidia đã khẳng định thế giới công nghệ đang khởi động lại vì trí tuệ nhân tạo.

Việt Nam ở đâu và hưởng lợi gì trong

Các kỹ năng thành thạo của nhân viên Nvidia

Nvidia đã tăng cường thu hút nhân tài từ Intel, Qualcomm với quy trình khắt khe thuộc hàng cao nhất thế giới. Chính điều này đã góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh của công ty trong lĩnh vực GPU.

Riêng trong khoảng 2020-2024, Nvidia đã bổ sung hơn 15.000 nhân viên và dù có đông nhân lực nhưng chất lượng nhân sự luôn được công ty kiểm soát gắt gao.

Mặc dù Châu Mỹ chiếm một nửa số nhân viên của Nvidia nhưng Châu Á đang trỗi dậy và dần chiếm một tỷ lệ đáng kể khi hãng này xây dựng ngày càng nhiều trung tâm kỹ thuật tại đây.

Dữ liệu lực lượng lao động cho thấy công ty đã ưu tiên tuyển dụng ở cấp độ cơ sở và trung cấp, phù hợp với tầm quan trọng của việc mở rộng quy mô nhân tài kỹ thuật.

Thật vậy, các chuyên gia đánh giá lực lượng lao động của Nvidia có chất lượng cực tốt về chuyên môn kỹ thuật khi các nhân viên phải biết ít nhất 4 ngôn ngữ lập trình như C, C++, Python và Verilog. Đồng thời họ cũng phải có kiến thức về học máy (Learning Machine) và hệ thống nhúng (Embedded Systems) phục vụ cho phát triển AI.

Biểu đồ của Aura cho thấy nhân viên của Nvidia cũng thành thạo Linux hay MATLAB, qua đó hỗ trợ việc phát triển AI, robot hay điện toán đám mây của công ty.

Đánh giá của Aura cho thấy mật độ nhân tài kỹ thuật công nghệ của Nvidia trong các lĩnh vực trên cao hơn so với bất kỳ lĩnh vực nào khác, qua đó cho thấy tầm quan trọng của lập trình và toán học khi tuyển dụng nhân sự.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần có những hướng đi thích hợp để bắt kịp nhu cầu của các tập đoàn như Nvidia.

"Nền kinh tế AI" 79,3 tỷ USD

AI đang trở thành động lực phát triển kinh tế trên toàn cầu. Một nghiên cứu của Google công bố cuối năm 2024, ước tính rằng nếu AI được áp dụng rộng rãi, Việt Nam có thể thu về lợi ích kinh tế lên tới 79,3 tỷ USD vào năm 2030, tương đương gần 12% GDP.

Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 được ban hành theo Quyết định số 127/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ có mục tiêu đưa trí tuệ nhân tạo trở thành công nghệ mũi nhọn, từng bước đưa Việt Nam trở thành điểm sáng về trí tuệ nhân tạo trong khu vực và trên thế giới.

Năm 2025 được dự báo là thời điểm bùng nổ của AI khi Việt Nam hoàn thiện khung pháp lý và đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng công nghệ.

Việt Nam ở đâu và hưởng lợi gì trong

Theo đó, Nghị định số 13/2023/NĐ-CP và Quyết định số 1290/QĐ-BKHCN được đánh giá là những bước đi quan trọng nhằm đảm bảo tính minh bạch, an toàn và đạo đức trong nghiên cứu và ứng dụng AI.

Trùng hợp thay, Việt Nam lại là quốc gia có lợi thế về nhân lực giỏi. Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng từng phát biểu rằng nguồn nhân lực sẽ là thế mạnh không thể copy của Việt Nam trong mục tiêu trở thành mắt xích quan trọng của ngành bán dẫn toàn cầu.

"Người Việt Nam có gen về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, rất hợp với ngành công nghiệp bán dẫn. Lợi thế về gen không kém gì lợi thế về địa chính trị và đây là một lợi thế độc đáo không thể copy", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng từng phát biểu tại Hội thảo quốc tế "Nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu".

Theo báo cáo của TopDev, một nền tảng tuyển dụng công nghệ hàng đầu tại Việt Nam, nhu cầu nhân lực AI tại Việt Nam đang tăng trưởng với tốc độ 30%/năm.

Trong khi đó, mỗi năm hệ thống giáo dục toàn quốc đào tạo được khoảng 50.000 sinh viên CNTT và kỹ thuật, cung cấp nguồn nhân lực cho ngành AI.

Chính điều này đã thúc đẩy các doanh nghiệp FDI như Qualcomm và Samsung đầu tư hàng trăm triệu USD vào các trung tâm R&D tại Hà Nội và TP. HCM trong thời gian qua.

Tại hội nghị Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp ngày 10/2 vừa qua, ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phổ cập AI trong giáo dục ngay từ cấp tiểu học.

Lần đầu tiên sử dụng cụm từ "Bình dân AI vụ", ông cho rằng việc đưa AI vào giáo dục được xem là bước đi chiến lược nhằm giải phóng tiềm lực khoa học công nghệ tại Việt Nam. Hiện nay FPT đã chủ động tích hợp AI vào chương trình giảng dạy, vai trò của Nhà nước trong việc tạo khung chính sách và hỗ trợ là rất quan trọng.

Đề nghị của ông Trương Gia Bình căn cứ từ thực tế quá trình đào tạo nguồn nhân lực AI tại Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn.

Đơn cử như tại TP. HCM, số liệu của Cục Thống kê cho thấy, lực lượng lao động tại đây có khoảng 4,8 triệu người, tỷ lệ qua đào tạo đạt 85%.

Tuy nhiên, nhân lực chuyên môn kỹ thuật cao, bao gồm nhóm công nghệ thông tin và AI mới chỉ chiếm khoảng 17%.

Việt Nam ở đâu và hưởng lợi gì trong

Trong khi đó, theo khảo sát của nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Khoa học Tư nhiên (ĐH Quốc gia TP. HCM), gần 60% doanh nghiệp đánh giá chất lượng nhân sự AI chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu sử dụng; 25% doanh nghiệp có đủ nhân sự AI dựa trên nhu cầu thực tế; gần 26% doanh nghiệp chưa đánh giá cao chất lượng đào tạo trong lĩnh vực này.

"Sự phát triển của AI trong bối cảnh toàn cầu hiện nay vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với giáo dục. Thực tế mới này đòi hỏi phải có sự thay đổi trong các kỹ năng giáo dục cho học sinh, sinh viên thông qua hệ thống giáo dục quốc gia", bà Tara O’Connell của Chương trình giáo dục, Tổ chức UNICEF Việt Nam khẳng định.

Xem bản gốc