Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

VinaCapital: Định giá thị trường hấp dẫn, kỳ vọng nâng hạng thúc đẩy tâm lý lạc quan

Vneconomy 2 Tuần trước

Ông Michael Kokalari, Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường của VinaCapital vừa đưa ra nhận định về triển vọng vĩ mô và thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2024.

Thứ nhất, các yếu tố nội tại sẽ quyết định tăng trưởng GDP trong năm 2025. Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng mạnh trong năm nay cũng như lượng khách du lịch quốc tế tăng nhanh nhưng dự báo cả hai lĩnh vực này sẽ giảm tốc trong năm tới. Nhiều chuyên gia phân tích chưa đánh giá đúng mức độ tác động của việc xuất khẩu chậm lại đối với tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2025, nhưng các sáng kiến của Chính phủ và tâm lý người tiêu dùng cải thiện có thể giúp duy trì mức tăng trưởng GDP từ 6,5%-7& trong năm tới.

Thứ hai, Chính phủ đang năm vai trò chủ động, gần đây Chính phủ công bố nhiều biện pháp để thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam bao gồm tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng và thực hiện các cải cách nghiêm túc.

Thứ ba, "Rủi ro Tổng thống Trump" đối với Việt Nam là không đáng lo. Việt Nam và Mexico là hai quốc gia hưởng lợi lớn nhất trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Trump.

Chỉ số VN-Index đã tăng 12,1% tính đến ngày 18/12. Chỉ số tăng mạnh vào đầu năm nhờ lãi suất tiền gửi thấp kỷ lục sau bốn lần cắt giảm lãi suất trong năm ngoái, sự phục hồi của lợi nhuận doanh nghiệp và được hỗ trợ bởi các mức định giá hấp dẫn. Tuy nhiên, sự giảm giá của VND và các yếu tố khác đã khiến nhà đầu tư nước ngoài bán ra 3,6 tỷ USD cổ phiếu Việt Nam trong năm nay sau 940 triệu USD dòng vốn rút ra trong năm ngoái, làm giảm tỷ lệ sở hữu của khối ngoại đối với cổ phiếu Việt Nam xuống mức thấp kỷ lục dưới 17%.

Quỹ kỳ vọng dòng tiền nước ngoài sẽ quay trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam vào năm tới khi có thông tin rõ ràng rằng Tổng thống Trump sẽ không nhắm vào Việt Nam, phần lớn nhờ tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của các công ty niêm yết, từ 13% trong năm 2024 lên 17% trong năm 2025. Hơn nữa, định giá của thị trường vẫn hấp dẫn với tỷ lệ P/E dự phóng là 12 lần, thấp hơn 1 độ lệch chuẩn so với trung bình 10 năm của VN-Index và thấp hơn 20% so với mức định giá của các nước cùng khu vực như Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines.

Định giá cũng rất hấp dẫn khi xét theo tỷ lệ PEG ở mức khoảng 0,7x và khi so sánh lợi suất lợi nhuận của VN-Index với lãi suất tiền gửi 12 tháng mà các ngân hàng trả.

Tiếp theo, sự tăng trưởng lợi nhuận mà VinaCapital kỳ vọng trong năm 2025 một phần dựa vào sự phục hồi của thị trường bất động sản nhà ở trong năm tới, từ mức tăng trưởng lợi nhuận cốt lõi 9% trong năm 2024 lên 20% trong năm 2025, điều này cũng sẽ hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng, vì cho vay mua nhà sẽ tăng nhanh cùng với hoạt động phát triển bất động sản. Tỷ trọng lớn của ngành ngân hàng trong VN-Index có nghĩa là ngay cả khi lợi nhuận tăng trưởng một cách khiêm tốn từ 14% trong năm 2024 lên 17% trong năm 2025, cũng sẽ thúc đẩy đáng kể tổng mức tăng trưởng lợi nhuận của VN-Index.

Tâm lý nhà đầu tư hiện nay đang được cải thiện nhờ vào kỳ vọng ngày càng lớn rằng Việt Nam được nâng hạng lên thị trường mới nổi vào năm 2026, khi Việt Nam hiện nay đã đáp ứng gần như tất cả các tiêu chí của FTSE để được xem xét là một thị trường mới nổi, sau những cải cách hành chính gần đây giúp hoạt động của thị trường chứng khoán ngày càng gần hơn với các tiêu chuẩn quốc tế. Tâm lý này cũng được củng cố bởi sự lạc quan về các biện pháp mà Chính phủ công bố nhằm thúc đẩy tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2025 và các năm tiếp theo.

Liên quan đến rủi ro "Tổng thống Trump", mặc dù không cho rằng có nguy cơ ông Trump sẽ làm chệch hướng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nhưng ông có thể tác động mạnh đến tâm lý thị trường chứng khoán. VinaCapital đặc biệt lo ngại về dự luật Mỹ đề xuất hủy bỏ Quy chế quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh Viễn của Trung Quốc, điều này là sự leo thang lớn trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, làm xáo trộn thị trường chứng khoán châu Á. Ngoài ra có khả năng đồng USD sẽ tăng mạnh trong đầu năm 2025, điều này gây áp lực lên các thị trường chứng khoán châu Á, nhưng sau đó sẽ giảm lại cuối năm.

"Năm 2025 sẽ là một năm biến động đối với thị trường chứng khoán Việt Nam vì trong nửa đầu năm 2025, tăng trưởng GDP có thể chậm lại và đồng VND có thể bị ảnh hưởng nhưng hai khả năng này có thể sẽ đảo chiều vào cuối năm. Chúng tôi xem sự sụt giảm trên thị trường chứng khoán là cơ hội để mua vào, đặc biệt vì định giá thị trường chứng khoán hấp dẫn với hệ số P/E dự phóng là 12x, so với mức tăng trưởng EPS dự báo là 17%", 

Xem bản gốc