Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

VN-Index lùi sát mốc 1260 điểm, thanh khoản xuống đáy 2 tuần

Vneconomy 1 Tháng trước

Áp lực bán hạ giá chiều nay đã tăng lên so với buổi sáng, kết hợp với các lệnh mua kiên trì đặt giá sâu khiến thị trường xấu đi đáng kể. Dù vậy thanh khoản khớp lệnh hai sàn cả ngày cũng chỉ hơn 10.100 tỷ đồng, thấp nhất trong 12 phiên cho thấy nhu cầu bán vẫn chưa đột biến.

VN-Index giảm chạm đáy lúc 2h04, để mất 6,87 điểm (-0,54%), độ rộng chỉ có 76 mã tăng/304 mã giảm. Dòng tiền bắt đáy bắt đầu hoạt động mạnh hơn, kéo giá cổ phiếu hồi lên. Chốt phiên VN-Index chỉ còn giảm 4,78 điểm (-0,38%) với 105 mã tăng/280 mã giảm.

Như vậy số phục hồi đảo chiều vượt tham chiếu là khá ít (hơn 30 mã). Điều này phần nào phản ánh chiến lược mua thận trọng và thụ động vẫn chiếm ưu thế. Tuy nhiên nếu nhìn vào cổ phiếu, năng lực phục hồi giá cũng không quá kém. Cụ thể, khoảng 70% số cổ phiếu không còn đóng cửa ở mức giá thấp nhất phiên, trong đó khoảng 29% phục hồi được từ 1% trở lên so với giá thấp nhất. Biên độ phục hồi này có thể hiểu là năng lực kéo giá lên của dòng tiền bắt đáy.

VN-Index phục hồi kém là do các trụ ít cả thiện. Ví dụ VCB chỉ hồi được 2 bước giá so với đáy, chốt phiên còn giảm 0,43%. HPG cũng chỉ nhích lên được 2 bước giá, đóng cửa giảm 1,09%. MSN kết phiên lại chốt mức thấp nhất ngày, bốc hơi 1,39%. Các trụ khác như BID, FPT, VHM, VIC, GAS cũng đều đỏ. Những cổ phiếu hồi lên tích cực là BCM phục hồi 1,5% so với đáy, chốt tăng 0,3%; VRE hồi 0,9%, chốt tăng 0,29%; BVH hồi 1,92% thành tăng 0,57%; MWG hồi 2,35% thành tăng 1,67%... thì lại ít ảnh hưởng. Chỉ số VN30-Index đại diện nhóm blue-chips cũng chỉ phục hồi nhỏ, từ mức đáy -0,5% kết phiên còn -0,3% so với tham chiếu.

Không nhiều cổ phiếu có khả năng đi ngược dòng với thanh khoản cao trong phiên hôm nay. Không nhiều cổ phiếu có khả năng đi ngược dòng với thanh khoản cao trong phiên hôm nay.

Dù vậy thị trường hôm nay cũng cho thấy vẫn có lực cầu bắt đáy hoạt động. Phản ứng xuất hiện khi VN-Index giảm xuống sát mốc 1260 điểm. Hôm nay là phiên điều chỉnh thứ 4 liên tiếp và là 4/5 phiên giảm của tuần này. Mức giảm rất chậm và nhẹ phản ánh đúng diễn biến chốt lời ngắn hạn cũng từ tốn và trên quy mô nhỏ. Thực tế trừ phiên đầu tuần sàn HoSE khớp lệnh được 12.815 tỷ đồng, cả 4 phiên sau đó đều sụt giảm dần và đến phiên hôm nay chỉ là 9.455 tỷ đồng.

Trong 280 cổ phiếu đỏ cuối ngày hôm nay của VN-Index, có 113 mã giảm hơn 1%. Khá nhiều cổ phiếu xuất hiện thanh khoản lớn như HPG, MSN, CMG, DGC, DXG với thanh khoản đều trên trăm tỷ đồng. Nhóm này có mức phục hồi rất yếu so với đáy phản ánh áp lực bán thực sự áp đảo. Nhóm thanh khoản thấp hơn như DBD, OCB, TCH, NHA, PVD, KHG, DC4 cũng giảm sâu nhưng phục hồi khá hơn hẳn. Điều này cũng dễ hiểu vì thanh khoản hạn chế đồng nghĩa với lượng bán không cao. Nếu dòng tiền bắt đáy đủ tốt sẽ cân bằng dễ dàng hơn.

Nhóm tăng giá ngược dòng phiên này không có nhiều mã đáng chú ý vì phần lớn lựa chọn của bên mua là giá thấp. MWG phiên này khá đặc biệt, trong khoảng 30 phút cuối đợt khớp lệnh liên tục đột nhiên mạnh lên. Cổ phiếu này tăng giá ào ào tới 2,51% và đảo chiều đạt đỉnh vượt tham chiếu 2,17% trước khi lùi trở lại đợt ATC. Chung cuộc MWG tăng 1,67%. Thanh khoản cổ phiếu này rất ấn tượng với gần 338 tỷ đồng trong một phiên hầu hết đều giao dịch rất nhỏ. VTP cũng là cổ phiếu thu hút dòng tiền tốt, nhất là phiên chiều, có lúc tăng 3,09% so với tham chiếu và đóng cửa tăng 2,79%. Thanh khoản của VTP đạt khoảng 120,1 tỷ đồng.

Ngoài hai đại diện này, các cổ phiếu tăng giá còn lại ít nổi bật, hoặc là thanh khoản quá nhỏ, hoặc thanh khoản quá kém. YEG, ANV, KDC, PAC, NTL, CSM, PVP là những đại diện duy nhất còn lại tăng hơn 1% với thanh khoản tối thiểu 10 tỷ đồng.

Chiều nay nhà đầu tư nước ngoài cũng giao dịch cân bằng hơn, thậm chí đảo chiều mua ròng khoảng 89 tỷ đồng trên HoSE so với mức bán ròng 113,3 tỷ phiên sáng. Không có nhiều giao dịch nổi bật. Bên mua có HDB +58,1 tỷ, CTG +38,3 tỷ, SSI -34,4 tỷ, PVD +32,4 tỷ, PDR +24,5 tỷ. Phía bán ròng có VCB -54,2 tỷ, HPG -37,1 tỷ, CMG -32,1 tỷ, VPB -20,8 tỷ và EIB -20,6 tỷ.

Xem bản gốc