Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Vụ CEO ngân hàng ‘sập bẫy’ lừa đảo qua mạng ở Mỹ: Số phận của 47 triệu USD biển thủ từ khách hàng và 8,3 triệu USD từ cổ đông ra sao?

Markettimes 2 Tuần trước

APNews đưa tin, hàng chục người dân Kansas có mặt tại một tòa án liên bang vào thứ Hai (4/11) đã xúc động khi biết rằng khoản tiền tiết kiệm cả đời bị một CEO ngân hàng biển thủ đã được cơ quan thực thi pháp luật liên bang thu hồi được. 

Trong phiên tòa tuyên án trước đó, những nạn nhân này đã gọi Hanes là "kẻ lừa đảo, gian dối và dối trá" và "hoàn toàn độc ác".

“Tôi không thể diễn tả gánh nặng mà chúng tôi đã trút bỏ được”, ông Bart Camilli, 70 tuổi, người vừa cùng vợ là Cleo biết rằng họ sẽ thu hồi được gần 450.000 USD - số tiền mà Bart bắt đầu tiết kiệm từ năm 18 tuổi khi anh mua tài khoản hưu trí cá nhân đầu tiên của mình.

Vào tháng 8/2024, cựu CEO Ngân hàng Kansas Shan Hanes đã bị kết án 24 năm tù sau khi đánh cắp 47 triệu USD từ tài khoản của khách hàng và chuyển tiền vào tài khoản tiền điện tử do những kẻ lừa đảo điều hành. 

Các công tố viên cũng cho biết, Hanes đã đánh cắp 40.000 USD từ nhà thờ của mình, 10.000 USD từ một câu lạc bộ đầu tư, 60.000 USD từ quỹ đại học của con gái mình và mất 1,1 triệu USD tiền cá nhân. 

Ngân hàng Heartland Tri-State đã bị các cơ quan quản lý liên bang đóng cửa và bán cho một tổ chức tài chính khác. Các tài khoản tiết kiệm và thanh toán của khách hàng lên tới 47,1 triệu USD đã được bảo hiểm bởi Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Hoa Kỳ (FDIC).

Nhưng vẫn còn 30 cổ đông cộng đồng của ngân hàng do Hanes hỗ trợ thành lập - bao gồm cả bạn bè thân thiết trong gia đình và hàng xóm.

Những cổ đông này đã nghĩ rằng bản thân đã mất 8,3 triệu USD tiền đầu tư. Các kế hoạch nghỉ hưu được lên kỹ lưỡng đã bị đảo lộn, quỹ dành cho việc chăm sóc người già dài hạn đã cạn kiệt, quỹ giáo dục và di chúc cho con cháu trở nên vô nghĩa. 

Vào thứ Hai, các cổ đông đã xúc động sau khi Thẩm phán Liên bang John W.Broomes đã nói với từng người rằng họ sẽ được trả lại đầy đủ số tiền bị mất. FBI đã thu hồi được tiền từ một tài khoản tiền điện tử do Tether Ltd nắm giữ tại Quần đảo Cayman.

Nạn nhân Margaret Grice đã đến tòa vào thứ Hai với suy nghĩ rằng cô sẽ được hoàn lại 1.000 USD. Thay vào đó, cô thực sự rất vui mừng khi biết bản thân sẽ được hoàn lại gần 250.000 USD, toàn bộ 401(k) (một loại kế hoạch hưu trí - PV) của mình.

Các công tố viên cho biết Hanes, cựu CEO của Ngân hàng Heartland Tri-State (Elkhart, Kansas) đã mất tiền trong vụ lừa đảo được gọi là “mổ lợn”. Trong vụ lừa đảo này, kẻ lừa đảo sẽ chiếm được lòng tin của nạn nhân, theo thời gian, thuyết phục họ đầu tư toàn bộ số tiền của mình vào tiền điện tử và sau đó chiếm đoạt. 

Theo hồ sơ tòa án, Hanes đã bắt đầu mua 5.000 USD tiền điện tử vào cuối năm 2022, thông qua người đã liên lạc qua WhatsApp. Vài tháng sau, cựu CEO chuyển tiền từ nhà thờ và câu lạc bộ đầu tư của mình. Hồ sơ cho thấy vụ lừa đảo tăng tốc vào mùa hè năm 2023, khi Hanes chuyển 47,1 triệu USD từ tài khoản khách hàng qua 11 lần chuyển khoản chỉ trong 8 tuần. 

Tuy nhiên, đây chỉ là một trò lừa đảo “mổ lợn”.

Tại tòa tuyên án trước đó, Hanes bày tỏ: “Từ sâu thẳm tâm hồn, tôi không bao giờ có ý định gây ra tổn hại như vậy”. Các công tố viên cho biết Hanes không chỉ là nạn nhân của một vụ lừa đảo, ông ta đã vượt quá giới hạn khi bắt đầu lấy tiền của khách hàng và vi phạm các quy định về ngân hàng. Ông ta đã nhận tội biển thủ của một nhân viên ngân hàng vào tháng 5.

Cũng vào thứ Hai, các công tố viên cho biết FDIC muốn được trả lại các khoản yêu cầu bồi thường bảo hiểm mà họ đã hoàn trả cho khách hàng gửi tại ngân hàng. Tuy nhiên, Hanes, 53 tuổi, có thể đã ở độ tuổi cuối 70 khi được ra tù và khó có thể trả cho FDIC số tiền 47,1 triệu USD vẫn còn nợ.

Xem bản gốc