Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

“Vua hàng hiệu” được gọi thêm biệt danh “vua hàng không”, ông Johnathan Hạnh Nguyễn lần đầu kể lý do quay về Việt Nam và đầu tư vào hàng không

Markettimes 2 Tuần trước

Tại Diễn đàn Trinity 2024 vừa diễn ra, ông Johnathan Hạnh Nguyễn vinh dự nhận “Giải thưởng Trinity 2024 vì những đóng góp xuất sắc cho ngành hàng không” do tổ chức Trinity Quốc tế trao tặng.

Kết thúc 2 ngày sự kiện, nhà sáng lập Trinity Forum - ông Martin Moodie - đã trao tặng “Giải thưởng Trinity 2024 vì những đóng góp xuất sắc cho ngành hàng không” cho ông Johnathan Hạnh Nguyễn – Chủ tịch IPPG. Với giải thưởng này, mọi người ví von “ông vua hàng hiệu” cũng được xứng danh thêm là “vua hàng không” Việt Nam.

“Việt Nam đang trở thành một cường quốc kinh tế mới nổi của châu Á, và ngành hàng không đóng vai trò trung tâm trong động lực đó”, ông Moodie nói thêm.

Nhìn lại, ông Johnathan Hạnh Nguyễn được biết đến như là một trong những người kinh doanh hàng hiệu tại Việt Nam, song bản thân ông và Tập đoàn Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPP Group) từ năm 2015 đã đầu tư nhiều khoản liên quan đến lĩnh vực hàng không và dịch vụ hàng không.

Đơn cử, IPPG hợp tác với Sasco từ năm 2015. Còn ông Johnathan Hạnh Nguyễn chính thức đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Sasco từ năm 2017.

sas.pngẢnh: Ghi nhận BCTC của Sasco.

Tuy nhiên, trước đó bản thân ông đã có những đóng góp khác. Ghi nhận tại Trinity 2024, từ năm 1985, ông được biết là người góp phần mở đường bay quốc tế đầu tiên giữa Philippines – Việt Nam, ngay tại thời điểm Việt Nam còn bị cấm vận. Nhờ có đường bay này, các chuyến hàng chở thực phẩm, thuốc men… và cả tiền kiều hối đã được chuyển trực tiếp từ Mỹ về Việt Nam.

"Năm 1984, khi đưa hai con trai trở về Việt Nam, tụi nhỏ bị sốt xuất huyết. Lúc đó, nằm ở giường kế bên, có một người mẹ khóc, kêu lên trong đau đớn, rằng “ba nó ơi, con mình vừa chết rồi”. Bạn cảm thấy sao khi bạn có hai con trai đang nằm sốt cao trên giường, và bạn chứng kiến cảnh tượng đau lòng ấy?

Đó là lý do tại sao tôi phải trở về quê hương, để tìm cách cứu những đứa trẻ như thế này. Tôi đã về nhà, và nỗ lực cống hiến. Giờ đây, Việt Nam đang phát triển và đang vươn lên tầm cỡ thế giới”, ông Hạnh Nguyễn nhớ lại.

Cũng tại diễn đàn, ông Johnathan Hạnh Nguyễn chi mạnh đấu giá thành công 2 vật phẩm, với tổng số tiền là 60.000 USD, góp vào quỹ Smile Train.

Được biết, Diễn đàn do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) và IPPG đồng đăng cai, mục đích nhằm thúc đẩy du lịch Việt Nam cũng như đón cơ hội lớn từ ngành phi hàng không đang hồi phục mạnh.

Báo cáo của Hội đồng Sân bay Quốc tế Thế giới (ACI World) để thấy được tiềm năng của ngàng bán lẻ hàng không. Ghi nhận, năm 2023, doanh thu phi hàng không tăng trưởng, chiếm đến 30-40% tổng doanh thu của các sân bay toàn cầu. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy ngành bán lẻ du lịch và miễn thuế đang trên đà phục hồi sau đại dịch.

IPPG cũng cùng với Vietnam Airlines và Tập đoàn Miễn thuế Trung Quốc (CDFG) ký MOU để đưa khách hàng Trung Quốc đến Việt Nam trong thời gian tới. Trong đó, dự báo "bùng nổ” khách Trung Quốc vào Việt Nam, ông Johnathan Hạnh Nguyễn bắt tay với “ông lớn” nước bạn, mở gấp cửa hàng miễn thuế ngay trong năm nay.

Xem bản gốc