Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Vừa hủy 3 dự án trọng điểm 5 tỷ USD với Trung Quốc, láng giềng Việt Nam được 3 nước lớn ngỏ ý, công nghệ nước nào đang vào tầm ngắm?

Markettimes 3 Ngày trước

Theo Asia Times, năm 2022, Philiipines đã hủy 3 dự án đường sắt trọng điểm hơn 5 tỷ USD, gồm có dự án đường sắt quốc gia phía Nam PNR, trị giá 142 tỷ peso; dự án Mindanao MRP đoạn Tagum – Davao - Digos trị giá 83 tỷ peso và dự án đường sắt Subic - Clark trị giá 51 tỷ peso, đều từng được trao cho các đối tác Trung Quốc. Lý do hủy dự án được đưa ra là không đi đến thống nhất chung giữa các đối tác.

Sau đó, đến năm 2023, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ đã đề nghị tài trợ cho 3 dự án đường sắt này của Philippines, Reuters cho biết. Trước động thái này, Bộ trưởng Bộ Philippines cho biết sẽ nghiên cứu thêm.

Trong 3 dự án đã hủy với Trung Quốc, Philiipines đã mởi Mỹ, Nhật Bản làm tuyến đường sắt chiến lược, tuyến Subic-Clark trị giá 50 tỷ peso (868 triệu USD). Cụ thể, đừng đầu Cơ quan Phát triển và Chuyển đổi Căn cứ, chuyên giám sát sự phát triển của các căn cứ của Philiipines cho biết, nước này chưa từ bỏ dự án đường sắt Subic-Clark nhưng cảm thấy thoải mái hơn nếu Mỹ, Nhật Bản hoặc Hàn Quốc tiếp quản dự án.

Đáng chú ý, Subic và Clark là những địa điểm quan trọng, có thể tổ chức các ngành công nghiệp từ hậu cần đến sản xuất. Do đó, việc phát triển cơ sở hạ tầng ở những khu vực này là quan trọng và cần thiết.

Về công nghệ xây dựng đường sắt, Nhật Bản được biết đến là quốc gia dày dặn kinh nghiệm. International Railway Journal cho biết, Nhật Bản đã áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến trong các hệ thống đường sắt hạng nhẹ và các loại hình vận tải tương tự, tập trung vào việc tối ưu hóa vận hành, nâng cao trải nghiệm hành khách, và tăng cường hiệu quả bảo trì.

Trong đó, Nhật Bản triển khai hệ thống giám sát các thiết bị như động cơ điểm và hệ thống tín hiệu, cho phép giảm tần suất kiểm tra đường ray bằng tay. Hệ thống sử dụng cảm biến hồng ngoại và phần mềm xử lý hình ảnh để phát hiện lỗi hạ tầng, từ đó tự động gửi tín hiệu dừng khẩn cấp khi cần thiết.

Hay công nghệ AI được sử dụng để phân tích dữ liệu lỗi, rút ra các giải pháp từ các tình huống tương tự trong quá khứ và hỗ trợ đội ngũ vận hành đưa ra quyết định nhanh chóng. Điều này giúp tăng tốc độ phục hồi sau sự cố và giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động.

Với công nghệ đường sắt của Mỹ, các công nghệ tiên tiến tập trung vào nâng cao hiệu quả vận hành, an toàn và trải nghiệm hành khách, theo Association of American Railroads. Công nghệ IoT được sử dụng để kết nối các cảm biến trên tàu, đường ray và nhà ga, giúp giám sát tình trạng theo thời gian thực. Các cảm biến này hỗ trợ bảo trì dự đoán, giảm thời gian chết và nâng cao hiệu quả vận hành thông qua phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn.

Cùng với đó, công nghệ BIM tạo ra các bản sao số của hạ tầng đường sắt, cho phép lập kế hoạch và hợp tác hiệu quả hơn trong các dự án lớn. Điều này đặc biệt hữu ích trong việc tối ưu hóa quản lý dự án và nâng cao độ chính xác trong quá trình thi công.

Với Hàn Quốc, nước này sở hữu nhiều công nghệ kỹ thuật số tiên tiến trong lĩnh vực đường sắt, đặc biệt là dành cho các hệ thống đường sắt đô thị. International union of railway cho biết, công nghệ viễn thông thế hệ thứ tư được sử dụng trong các hệ thống tàu của Hàn Quốc. Công nghệ này cho phép chia sẻ thông tin theo thời gian thực giữa tàu, trung tâm điều khiển, và các ga tàu, nâng cao an toàn và hiệu quả vận hành. Hệ thống này cũng tích hợp tính năng phát hiện sự cố và giám sát từ xa trên cabin tàu​.

Hàn Quốc cũng ứng dụng AI và phân tích dữ liệu để phát hiện sớm các hỏng hóc tiềm năng trên cơ sở hạ tầng và thiết bị, tối ưu hóa thời gian bảo trì và giảm thiểu sự cố bất ngờ.

Xem bản gốc