Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Xu hướng chuyển đổi số và chuyển đổi xanh: Doanh nghiệp sầu riêng, thủy sản,…đang làm gì để thích ứng?

Markettimes 1 Tháng trước

TECHFEST Việt Nam 2024 là chuỗi sự kiện lớn nhất trong năm của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng tổ chức từ ngày 26-28/11/2024.

Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện, hội thảo "Khai thác nguồn lực từ Chuyển đổi kép (Chuyển đổi số - Chuyển đổi xanh) cho khởi nghiệp sáng tạo" đã diễn ra trước sự quan tâm của đông đảo các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, nhà đầu tư, chuyên gia và các cá nhân quan tâm đến phát triển bền vững dựa trên xu hướng chuyển đổi xanh kết hợp với chuyển đổi số.

Hội thảo tập trung vào hai xu hướng then chốt đang định hình lại nền kinh tế toàn cầu: chuyển đổi số và chuyển đổi xanh. Trong phiên thảo luận “Chuyển đổi kép - Từ chiến lược đến thực tiễn”, TS. Phạm Thị Hồng Phượng – Trưởng cộng đồng Ecotech, cố vấn cao cấp tại Trung tâm Đổi mới Sáng tạo, Khởi nghiệp và Chuyển giao Công nghệ trường đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: “Là người đã đồng hành, thực hiện nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ các doanh nghiệp, tôi nhận thấy các doanh nghiệp hiện nay rất nhanh nhạy, kịp thời, nắm bắt cơ hội trong chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, hướng tới giá trị bao trùm để thay đổi mô hình quản trị, quy trình sản xuất”.

s2.png

Ông Nguyễn Văn Minh Tâm, CEO Công ty Thủy sản Alofish cho biết: “Đối với một doanh nghiệp thủy sản, nếu như bỏ qua yếu tố xanh hóa sẽ dẫn đến tài nguyên, môi trường xuống cấp và cuối cùng một ngày nào đó sẽ không thể nuôi trồng và khai thác được nữa. Vì vậy chúng ta cần nâng cao ý thức người dân về nuôi trồng bền vững, cần có trách nhiệm với tương lai. Chúng tôi đang kết hợp đa phương với các sở, ban ngành và người nuôi là các hộ nông dân để áp dụng kỹ thuật, kiểm soát kháng sinh, quy trình nuôi và quan trọng là nhật ký nuôi trồng, từ đó nhân rộng ra quy mô lớn để mọi người đều ý thức được tầm quan trọng để thay đổi.”

Còn theo Ông Nguyễn Thế Tùng, chủ trang trại Queen Farm, Chủ tịch Công ty Công nghệ Of Arm Tech cho biết bản thân đã khởi nghiệp trong hai lĩnh vực: nông nghiệp và công nghệ số. Với nông nghiệp, ông đầu tư nông nghiệp hiện đại với trang trại 55ha đất trồng sầu riêng ở Tây Nguyên. Trang trại quy mô lớn nhưng chỉ cần 13 người canh tác, quản lý bởi chủ yếu áp dụng khoa học công nghệ như hệ thống tưới tiêu thông minh và quản lý dữ liệu, truy suất nguồn gốc đến từng trái. Vào mùa khô năm 2024, nhờ trang trại áp dụng khoa học công nghệ và quản lý bằng phương pháp khoa học nên cây vẫn có đủ nước để tồn tại qua mùa hạn hán.

Cũng tại hội thảo, các diễn giả đến từ các các cơ quan quản lý nhà nước, các tập đoàn và các tổ chức nghiên cứu đã chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn, những phân tích sâu sắc về cơ hội và thách thức mà các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đang đối mặt khi tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hướng tới một nền kinh tế bền vững.

Chuỗi sự kiện là cầu nối quan trọng để kết nối các doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước, các các nhà đầu tư, đối tác tiềm năng và các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo.

Xem bản gốc