Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Yên Bái truy xuất nguồn gốc ít nhất 10 nhóm sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm chủ lực đến năm 2025

Báo Dân tộc & Phát triển 1 Tháng trước
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan và đồng chí Đỗ Đức Duy, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái tham quan và nghe giới thiệu sản phẩm tơ tằm được sản xuất tại Nhà máy Chế biến Kén tằm của Công ty Dâu tằm Tơ Yên Bái (đặt tại xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái)Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan và ông Đỗ Đức Duy, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái tham quan và nghe giới thiệu sản phẩm tơ tằm được sản xuất tại Nhà máy Chế biến Kén tằm của Công ty Dâu tằm Tơ Yên Bái (đặt tại xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái)

Trong năm 2023, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái đã đưa vào vận hành Hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa của tỉnh Yên Bái và đã kết nối với Cổng Truy xuất nguồn gốc quốc gia; tiếp nhận 24 phiếu đăng ký của các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh tham gia Hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của tỉnh.

Hầu hết các sản phẩm tham gia Cổng truy xuất nguồn gốc đều đã được chứng nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao và 4 sao của Tỉnh, như: Xác lập quyền nhãn hiệu tập thể "Gạo nếp Lếch - Bảo Ái" cho sản phẩm gạo nếp Lếch của huyện Yên Bình; xác lập quyền Nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm "Rượu thóc La Pán Tẩn”, "Hoa hồng Mù Cang Chải” và "Chè Shan tuyết Púng Luông” của huyện Mù Cang Chải; quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý "Măng tre Bát độ Yên Bái” theo chuỗi giá trị sản phẩm; quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận "Khoai sọ nương Trạm Tấu" cho sản phẩm khoai sọ của huyện Trạm Tấu...

Bà Vũ Thị Hiền Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái và lãnh đạo một số sở ngành đi kiểm tra việc triển khai thực hiện các sản phẩm OCOP tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên BáiBà Vũ Thị Hiền Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái và lãnh đạo một số sở ngành đi kiểm tra việc triển khai thực hiện các sản phẩm OCOP tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái

Yên Bái phấn đấu đến năm 2025, truy xuất nguồn gốc được ít nhất 10 nhóm sản phẩm nông lâm, thủy sản, thực phẩm chủ lực; xây dựng cơ sở dữ liệu về truy xuất nguồn gốc và kết nối tham gia áp dụng Cổng Thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia tối thiểu 10 nhóm sản phẩm, hàng hóa; trong đó, tập trung xây dựng thí điểm truy xuất nguồn gốc sản phẩm bằng mã QR Code.

Việc đưa vào vận hành Hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa trên địa bàn tỉnh Yên Bái góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước và giúp doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh nâng cao năng lực cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.

La Văn Vinh – Người Đan Lai đầu tiên trở thành bác sĩ

La Văn Vinh – Người Đan Lai đầu tiên trở thành bác sĩ

Những trăn trở từ hiện thực cuộc sống đã thôi thúc chàng thanh niên người Đan Lai La Văn Vinh (ở vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát, Con Cuông, Nghệ An) không ngừng rèn luyện, nỗ lực học tập để trở thành bác sĩ. Đặc biệt, ngay từ những ngày đầu tốt ngiệp Trung cấp y Vinh, cầm tấm bằng y sĩ, chàng trai trẻ La Văn Vinh không tìm nơi đô thị hay nơi thuận lợi lập thân lập nghiệp mà háo hức quay trở về, phục vụ Nhân dân, phục vụ bản làng.

Gìn giữ, trao truyền nghệ thuật dân gian cho thế hệ trẻ Cơ Ho

Gìn giữ, trao truyền nghệ thuật dân gian cho thế hệ trẻ Cơ Ho

Theo số liệu điều tra 53 dân tộc thiểu số công bố năm 2019, dân tộc Cơ Ho có 200.800 người, cư trú tập trung ở các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắk Lắk và Đồng Nai. Đồng bào Cơ Ho có di sản nghệ thuật trình diễn dân gian rất phong phú, đặc sắc, chủ yếu được truyền miệng và thực hành diễn xướng trong cộng đồng từ đời này sang đời khác.

Đi trên con đường Hạnh Phúc

Đi trên con đường Hạnh Phúc

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/8, có những thông tin đáng chú ý sau: Đi trên con đường Hạnh Phúc. Trải nghiệm văn hóa địa phương ở xứ sở thần tiên. Cô giáo miệt mài gieo chữ nơi vùng cao. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.

 Xây dựng thương hiệu du lịch từ ngày Tết Độc lập

Than Uyên (Lai Châu): Xây dựng thương hiệu du lịch từ ngày Tết Độc lập

Nhiều năm trở lại đây, vào dịp Quốc khánh (2/9), huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu đã đẩy mạnh tổ chức các hoạt động thể thao, văn hóa, văn nghệ đậm sắc màu văn hóa truyền thống để đồng bào các dân tộc vui Tết Độc lập, thu hút được đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh. Qua từng năm, cứ dịp mùng 2/9, du khách lại nhớ Than Uyên có Tết Độc lập rất độc đáo.

 Quan tâm đào tạo, phát triển, sử dụng nguồn nhân lực ở vùng đồng bào DTTS

Kon Tum: Quan tâm đào tạo, phát triển, sử dụng nguồn nhân lực ở vùng đồng bào DTTS

Trong những năm qua, công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) người dân tộc thiểu số (DTTS) luôn được tỉnh Kon Tum quan tâm, kịp thời khắc phục tình trạng thiếu hụt cán bộ DTTS ở một số ngành, lĩnh vực. Số đông CBCCVC người DTTS được giới thiệu, đề bạt, bổ nhiệm vào vị trí quan trọng trong các cơ quan Đảng, nhà nước đã củng cố niềm tin của đồng bào DTTS với Đảng, chính quyền và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

 Hướng tới tương lai kết nối toàn diện

Hệ sinh thái VNPT Cloud: Hướng tới tương lai kết nối toàn diện

Trong bối cảnh điện toán đám mây đang dần trở thành nền tảng không thể thiếu cho quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam, Tập đoàn VNPT tự hào ra mắt VNPT Cloud - Hệ sinh thái Điện toán đám mây toàn diện, mang đến giải pháp công nghệ tiên tiến, an toàn và hiệu quả, giúp doanh nghiệp bứt phá và phát triển mạnh mẽ.

Đoàn công tác UBDT làm việc tại tỉnh Nghệ An

Đoàn công tác UBDT làm việc tại tỉnh Nghệ An

Thực hiện Chương trình công tác năm 2024, ngày 29/8, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Nghệ An về việc tổ chức thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).

 Vốn về vùng khó, nhiều người dân hết nghèo

Tuyên Quang: Vốn về vùng khó, nhiều người dân hết nghèo

Kinh tế - Tiến Mạnh - 1 giờ trước

Tuyên Quang là tỉnh miền núi có điều kiện kinh tế còn khó khăn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS; tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo cao so với mặt bằng chung của cả nước. Một bộ phận người nghèo, cận nghèo, đồng bào DTTS chưa mạnh dạn vay vốn, thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh; một số địa phương còn thiếu các mô hình lồng ghép, phối hợp giữa các chương trình, dự án, khuyến nông, khuyến lâm và chuyển giao công nghệ với hoạt động vay vốn.

Xem bản gốc