Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Ghé chùa Dơi Sóc Trăng hơn 400 năm tuổi lắng nghe những câu chuyện truyền thuyết bí ẩn

Du lịch Việt Nam 1 Tuần trước

Trong hành trình khám phá “xứ sở tâm linh” của miền Tây, đừng quên ghé thăm chùa Dơi Sóc Trăng có tuổi đời hơn 400 năm để khám phá những giá trị lịch sử, văn hóa và tôn giáo linh thiêng bạn nhé.

quảng cáo

Sóc Trăng là tỉnh thành nổi tiếng với rất nhiều ngôi chùa linh thiêng như Bôtum Vong Sa Som Rong, chùa Ông Bổn, chùa Chén Kiểu, chùa Kh’Leang…Trong đó, chùa Dơi có tuổi đời hơn 400 năm luôn là điểm đến tham quan được rất nhiều du khách lựa chọn dừng chân khám phá trong chuyến du lịch “xứ kho bạc”.

Trước hành trình khám phá chùa Dơi Sóc Trăng, đừng quên note lại những thông tin hữu ích được Du Lịch Việt Nam tổng hợp sau đây để chuyến đi của bạn diễn ra thuận lợi, suôn sẻ nhé.

Chùa Dơi Sóc Trăng là ngôi cổ tự có tuổi đời hơn 400 nămChùa Dơi có tuổi đời hơn 400 năm là một trong những điểm dừng du lịch tâm linh nổi tiếng được nhiều du khách yêu thích. Ảnh: augusttoman

1. Đôi nét về chùa Dơi Sóc Trăng

Chùa Dơi hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như chùa Mã Tộc hay chùa Mahatup, tọa lạc trên đường Văn Ngọc Chính, phường 3, thành phố Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng. Đây là một quần thể kiến trúc tiêu biểu cho văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng dân tộc Khmer sinh sống tại “xứ kho bạc”. Vào năm 1999, ngôi chùa được công nhận là Di tích nghệ thuật cấp Quốc gia.

Chùa Dơi Sóc Trăng là một quần thể kiến trúc tiêu biểu cho văn hóa tín ngưỡng của người KhmerChùa Dơi là ngôi cổ tự đã tồn tại hơn 400 năm trên mảnh đất Sóc Trăng. Ảnh: ryandang999

Tên gọi “Mahatup” theo tiếng Khmer có nghĩa là “trận kháng cự lớn” nhằm ám chỉ nơi đây từng diễn ra một trận đánh ác liệt trong phong trào nông dân nổi dậy chống chế độ phong kiến ngày xưa. Sau trận đánh đó, dân chúng tản cư trở về sinh sống, họ cho rằng vùng đất này là đất lành nên tiến hành xây chùa thờ Phật.

Chùa Dơi Sóc Trăng là ngôi cổ tự có tuổi đời hơn 400 nămNgôi cổ tự sở hữu nét kiến trúc tiêu biểu cho văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng dân tộc Khmer. Ảnh: huynhanhz

Ngày nay, chùa Dơi Sóc Trăng không chỉ là nơi sinh hoạt văn cộng đồng và tổ chức các lễ hội truyền thống của người dân trong vùng mà còn là một địa điểm tham quan, khám phá thú vị dành cho những vị khách đam mê khám phá văn hóa tôn giáo bản địa.

Chùa Dơi Sóc Trăng là điểm đến tìm hiểu văn hóa tín ngưỡng thu hút nhiều người ghé thămChùa Dơi là điểm đến tìm hiểu văn hóa tín ngưỡng linh thiêng mà bạn không nên bỏ lỡ trong chuyến du lịch Sóc Trăng. Ảnh: hm.hm293

2. Lịch sử hình thành chùa Dơi Sóc Trăng

Chùa Dơi được khởi công xây dựng từ năm 1569 dương lịch, tính đến nay đã có tuổi đời hơn 400 năm và được biết đến là một trong những ngôi chùa cổ nhất còn tồn tại ở mảnh đất Sóc Trăng.

Ban đầu, công trình chỉ là một ngôi chùa nhỏ với phần chánh điện dựng lên bằng tre, lá. Sau này, nhờ người dân quyên góp nên chùa được xây lại khang trang hơn với nền ốp gạch và phần mái lợp ngói.

Chùa Dơi Sóc Trăng được khởi công xây dựng từ năm 1569 dương lịchChùa Dơi được khởi công xây dựng từ năm 1569 và tính đến nay ngôi cổ tự đã tồn tại hơn 400 năm. Ảnh: dollinatran

Chùa Dơi Sóc Trăng từng trải qua nhiều lần trùng tu:

- Năm 1960, ngôi chùa được sửa chữa quy mô lớn, thay đổi gần như toàn bộ phần kiến trúc với những đường nét mang đặc trưng của người Khmer.

- Vào năm 2008, một sự cố không may xảy ra khi khu chánh điện gặp hỏa hoạn và gần như bị phá hủy toàn bộ. Đến tháng 4 năm 2009, nhờ sự quan tâm của các ban ngành địa phương và người dân đóng góp, chánh điện chùa đã được phục chế lại như cũ.

- Năm 2013, khu du lịch Chùa Dơi Sóc Trăng chính thức được đưa vào hoạt động với nhiều tiện ích như bãi đỗ xe, nhà hàng, xe điện…phục vụ hoạt động tham quan, chiêm bái của người người dân, du khách.

Chùa Dơi Sóc Trăng trải qua nhiều đợt trùng tuNgôi chùa từng trải qua nhiều lần trùng tu để có được diện mạo khang trang như ngày nay. Ảnh: zang.chen_

>>Xem thêm: Cẩm nang du lịch Sóc Trăng siêu chi tiết

3. Tham quan chiêm ngưỡng kiến trúc tuyệt đẹp của công trình 400 năm tuổi

Tham quan chùa Dơi Sóc Trăng, chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc của công trình cổ hơn 400 năm tuổi chắc hẳn là trải nghiệm khám phá độc đáo được nhiều người săn đón trong tour du lịch miền Tây.

Chiêm ngưỡng kiến trúc tuyệt đẹp của chùa Dơi Sóc Trăng Đừng bỏ lỡ trải nghiệm tham quan chiêm ngưỡng kiến trúc tuyệt đẹp của công trình 400 năm tuổi bạn nhé. Ảnh: msbachbinh

Quần thể chùa Dơi Sóc Trăng gồm các công trình: chánh điện, Sala, phòng tổ chức lễ hội, phòng ở của trụ trì và các vị sư, tháp thờ tro của người đã khuất, phòng tiếp khách. Bao quanh toàn bộ công trình là không gian khuôn viên rộng rãi trồng nhiều cây xanh tỏa bóng mát.

Chiêm ngưỡng kiến trúc tuyệt đẹp của chùa Dơi Sóc Trăng Khu chánh điện tráng lệ. Ảnh: nanasunset98

Chùa thờ Phật Thích Ca nhưng kiến trúc vẫn ảnh hưởng khá lớn bởi văn hóa của người Khmer xưa. Mái chùa lợp bằng ngói, bốn đầu mái uốn cong và tạo thành các đường chạm trổ vút lên hình rắn Naga. Bao quanh chánh điện là những hàng cột đỡ, mỗi cột đều được khắc hình tiên nữ Kemnar đang trong tư thế chắp hai tay trước ngực.

Chiêm ngưỡng kiến trúc tuyệt đẹp của chùa Dơi Sóc Trăng Kiến trúc ngôi chùa ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa của người Khmer xưa. Ảnh: ttntraamm

Nằm sâu bên trong thánh điện là pho tượng Phật Thích Ca bằng đá nguyên khối được đặt trên một tòa sen cao khoảng 2m. Ngay gần đó là một pho tượng khác của Đức Phật cưỡi rắn thần Muchalinda được khắc họa vô cùng tỉ mỉ, công phu.

Chiêm ngưỡng kiến trúc tuyệt đẹp của chùa Dơi Sóc Trăng Quần thể kiến trúc được bao quanh bởi không gian khuôn viên ngập tràn cây xanh. Ảnh: emtiso.22

4. Lắng nghe những câu chuyện truyền thuyết bí ẩn tại chùa Dơi

Nhắc đến chùa Dơi ở Sóc Trăng, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những câu chuyện truyền thuyết bí ẩn được truyền tai nhau. Trong đó, câu chuyện về những con dơi đậu trong khuôn viên chùa hay truyền thuyết về heo năm móng là nổi tiếng nhất.

Lắng nghe những câu chuyện truyền thuyết bí ẩn tại chùa Dơi Sóc Trăng Chùa Dơi ở Sóc Trăng gắn liền với những câu chuyện truyền thuyết bí ẩn. Ảnh: sinthichcomsuon

Chùa ban đầu được gọi tên theo tiếng Khmer là “Mahatup”, tuy nhiên sau này do sự hiện diện của những con dơi trong khuôn viên chùa nên người dân chuyển sang gọi nơi đây là “chùa Dơi”. Theo các nhà sư kể lại, trước đây chùa trồng rất nhiều cây sao và dầu nên đã thu hút loài dơi về trú ngụ. Cứ đến buổi chiều là hàng vạn con dơi lại kéo đến che kín khắp bầu trời và sân chùa, nhưng các sư thầy và người dân ở đây lại không hề sợ sệt mà ngược lại coi đây là điềm lành, họ cho dơi thức ăn và bảo vệ chúng.

Những con dơi dường như thấu hiểu tấm lòng của các sư thầy và Phật tử nên chúng chưa bao giờ ăn hay phá hoại bất cứ loại trái cây nào trong vườn. Thậm chí khi di chuyển, chúng cũng tự động bay lượn đường vòng chứ không bao giờ bay vào khu vực chánh điện. Đàn dơi tại chùa Mahatup chủ yếu hoạt động vào ban đêm, khoảng từ 6h chiều chúng sẽ bay đi kiếm ăn và quay về vào sáng sớm hôm sau. Mặc dù ở Sóc Trăng có rất nhiều ngôi chùa thanh tịnh khác với cây cối um tùm không hiểu vì lí do gì, đàn dơi chỉ đến chùa Mahatup để trú ngụ.

Lắng nghe những câu chuyện truyền thuyết bí ẩn tại chùa Dơi Sóc Trăng Khuôn viên chùa Dơi thu hút rất nhiều những con dơi lớn về trú ngụ. Ảnh: Mia

Một truyền thuyết nổi tiếng khác về chùa Dơi Sóc Trăng được nhiều người lưu truyền là câu chuyện về heo năm móng. Khi tham quan chùa, nhiều người thường để ý ở góc vườn có những ngôi mộ kỳ lạ, bên trên mỗi mộ vẽ hình một con heo. Được biết, đây là phần mộ của những con heo 5 móng kì lạ (heo bình thường chỉ có 3 móng).

Theo quan niệm của người Khmer, heo 5 móng mang “cốt tinh” là con người. Vì thế, nếu gia đình nào có heo mẹ sinh ra heo con 5 móng thì không nên nuôi vì sẽ mang đến nhiều điều bất hạnh. Họ thường mang heo lên chùa nhờ các sư thầy chăm sóc, trông nom, để chúng nghe tiếng kinh kệ, sớm đầu thai trở thành người. Bạn có thể thắp nhang tại những ngôi mộ để được heo 5 móng phù hộ bình an, may mắn.

Lắng nghe những câu chuyện truyền thuyết bí ẩn tại chùa Dơi Sóc Trăng Trong khuôn viên chùa có các phần mộ của những con heo 5 móng kì lạ. Ảnh: Mia

5. Hướng dẫn di chuyển đến chùa Dơi Sóc Trăng

Nếu bạn tự di chuyển đến chùa Dơi Sóc Trăng bằng xe máy thì đừng quên note lại lộ trình sau:

- Từ trung tâm thành phố, bạn đi về hướng Nam khoảng 800m lên đường Hai Bà Trưng; tại điểm giao với Trần Hưng Đạo thì hướng về phía đường 30 tháng 4. Tại đây, bạn rẽ vào đường Trần Hưng Đạo khoảng 800m sẽ gặp vòng xuyến, đi theo lối ra thứ 2 để vào Lê Hồng Phong rồi chạy thêm khoảng 1 km, gặp đường Văn Ngọc Chính thì rẽ vào và di chuyển thêm khoảng 1 km nữa là đến chùa Dơi Sóc Trăng.

 Bạn có thể dễ dàng di chuyển đến chùa Dơi Sóc Trăng Bạn có thể dễ dàng di chuyển đến chùa Dơi Sóc Trăng bằng phương tiện cá nhân. Ảnh: ngduhuy

6. Những điều du khách cần lưu ý khi ghé thăm chùa Dơi Sóc Trăng

Tham quan chùa Dơi Sóc Trăng, bạn nhớ lưu ý những thông tin sau:

- Khi ghé thăm chùa, bạn nên lựa chọn trang phục lịch sự, kín đáo. Ngoài ra, nếu bạn muốn chụp ảnh sống ảo “xinh lung linh” thì có thể thuê trang phục truyền thống của người Khmer với giá dao động khoảng 150.000 - 250.000 VND tùy chất lượng.

- Trong chùa có rất nhiều dơi, chúng rất dạn người và thân thiện nên bạn có thể đến gần quan sát. Tuy nhiên, vì dơi thường mang theo một số mầm bệnh nên bạn nên tránh tiếp xúc trực tiếp để bảo đảm an toàn.

- Khi đi dạo trong khuôn viên chùa, bạn lưu ý tránh gây ồn ào, không đùa giỡn lớn tiếng. Không mang theo đồ ăn vào chùa, không xả rác bừa bãi và có hành vi bẻ cành, phá hoại cây cối.

Đừng bỏ lỡ cơ hội ghé thăm chùa Dơi Sóc Trăng trong hành tình du lịch miền TâyTrong khuôn viên chùa có rất nhiều góc chụp ảnh ấn tượng. Ảnh: dollinatran

>>Xem thêm: 4 làng nghề truyền thống ở Sóc Trăng giúp gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa của ‘xứ kho bạc’

Chùa Dơi Sóc Trăng hơn 400 năm tuổi với những giá trị văn hóa – tâm linh thiêng liêng là điểm dừng tham quan khám phá mà bạn không nên bỏ lỡ trong hành trình du lịch “xứ kho bạc”.

Đỗ Hằng

Xem bản gốc