Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Giá đất biến động khôn lường phía sau thông tin sáp nhập tỉnh

Báo xây dựng 12 Giờ trước

(Xây dựng) – Ngay sau khi công bố danh sách sáp nhập 63 tỉnh thành, di rời trung tâm hành chính dự kiến, thì việc tính toán, căn cơ về nơi ở là ưu tiên hàng đầu đối với các cán bộ nhà nước, các hộ kinh doanh và những người lao động…

Thị trường đất nền “nóng lòng” chờ ngày sáp nhập

Trong khoảng thời gần đây đã có những nơi liên tục xuất hiện giao dịch mua bán bất động sản chủ yếu ở phân khúc đất nền, tạo thành những biến động mới về giá, gây nên những đợt sốt nóng tức thời ở một số khu vực. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, thị trường bất động sản ở một số địa phương cũng sẽ có khả năng đóng băng trong một thời gian dài.

Theo thông tin từ Bộ Nội vụ, từ 1/5, các tỉnh, thành phố trên cả nước sẽ bắt đầu gửi đề án sắp xếp về Bộ Nội vụ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội xem xét. Bộ đặt mục tiêu trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội các công việc liên quan đến sáp nhập tỉnh, xã và tổ chức chính quyền địa phương hai cấp trước ngày 30/6. Ngày 1/7 là mốc để chính quyền cấp xã bắt đầu vận hành, ngày 30/8 là thời điểm toàn bộ hệ thống chính trị sau khi sắp xếp và tổ chức lại sẽ chính thức đi vào hoạt động đồng bộ”, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định.

Giá đất biến động “khôn lường” phía sau thông tin sáp nhập tỉnh
Bất động sản cần được kiểm soát chặt đối với hành vi thao túng thị trường, làm mất khả năng sở hữu nhu cầu ở thực dành cho cán bộ và người lao động.

Việc sắp xếp bộ máy chính quyền địa phương hai cấp chỉ là vấn đề thời gian. Bởi vậy, việc mua bán, giao dịch bất động sản khắp các tỉnh thành trên cả nước đang rất sôi và cũng nhiều biến động. Việc sáp nhập không chỉ làm cho giá bất động sản tăng mà có thể gây đóng băng hay thậm chí là giảm ở một số khu vực.

Ông Lê Văn Bình, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đất đai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) dẫn chứng, với tư duy của người dân thì trụ sở UBND và các trung tâm hành chính đặt ở khu vực nào thì giá đất sẽ cao hơn với các khu vực khác do hạ tầng được đầu tư bài bản hơn. Hiện nay, nhiều thông tin đồn thổi về việc 3-5 xã sáp nhập. Do tác động về tâm lý, nơi trở thành trụ sở mới giá đất sẽ được đẩy lên, song những nơi không còn là trung tâm nữa thì giá đất sẽ giảm. Tương tự, những tỉnh khi sáp nhập không còn là trung tâm nữa giá cũng có thể giảm.

Ông Lê Văn Bình cho rằng, thị trường bất động sản cũng là thị trường của tâm lý. Các nhà đầu tư bất động sản sẽ phấn chấn hơn khi có nhiều thông tin về quy hoạch, phát triển đô thị mới tại các khu vực sáp nhập. Họ sẽ lợi dụng tin đồn về chính sách sáp nhập tỉnh, thành đang trong thời kỳ “thai nghén” để thổi giá đất nhằm trục lợi.

Tuy nhiên, cơn sốt này chỉ là hiện tượng tự phát, nhất thời, diễn ra trong thời gian ngắn. Các nhà đầu tư hiện nay không dễ chạy theo các tin đồn như vậy”, ông Lê Văn Bình phân tích.

Các địa phương tăng cường kiểm soát để đảm nhu cầu ở thực cho các cán bộ và người lao động

Việc ngăn chặn và kiểm soát các cá nhân, tổ chức có dấu hiệu lừa đảo, lũng đoạn gây bất ổn thị trường bất động sản cần phải được xử lý kịp thời. Bởi những địa phương được dự kiến là trung tâm chính sẽ chịu tác động mạnh đối với thị trường nhà đất, làm mất khả năng sở hữu nơi ở đối với các cán bộ, người lao động được di dời đến.

Hiện nay ở một số khu vực cụ thể, đã có hiện tượng tăng giá theo thông tin sáp nhập, điển hình giá rao bán đất nền tại nhiều nơi như: Thành phố Hưng Yên, huyện Văn Giang (Hưng Yên), thành phố Việt Trì, thành phố Ninh Bình, thành phố Bắc Giang, khu vực giáp ranh Quảng Nam - Đà Nẵng... đã tăng 5-15% so với cuối năm ngoái. Thậm chí, nhiều chủ đất còn rao giá tăng hơn 20%.

Ngay sau thị trường có nhiều bất ổn, các địa phương đã khẩn trương cảnh báo và vào cuộc kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu lũng đoạn thị trường và gian lận thông tin.

Tại Thái Bình, Công an tỉnh cũng đưa ra khuyến cáo nhà đầu tư cần bình tĩnh, không nên tin tưởng những tin đồn về việc sáp nhập các đơn vị hành chính. Nếu phát hiện hành vi gian lận, thao túng thị trường, nhà đầu tư cần sớm trình báo cho cơ quan Công an gần nhất.

Tỉnh Ninh Bình cũng giao công an tỉnh kiểm tra các hoạt động giao dịch bất động sản, đặc biệt tại thành phố Hoa Lư để xác minh tình trạng tăng giá bất thường.

Tương tự, cơ quan chức năng của các tỉnh Phú Thọ, Ninh Bình, Tuyên Quang, Bắc Giang... đồng loạt khuyến cáo người dân cẩn trọng, tránh rơi vào “bẫy” thổi giá sốt đất.

Ngay sau khi cơ quan chức năng vào cuộc, ra văn bản cảnh báo, thị trường bất động sản tại nhiều tỉnh nhanh chóng “gãy sóng”. Nhiều chợ đất tự phát vắng bóng các nhà đầu tư.

Xem bản gốc