Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Quỹ Nhà ở Quốc gia tiếp nguồn hy vọng cho người thu nhập thấp

Báo xây dựng 1 Ngày trước

(Xây dựng) - Bộ Xây dựng hiện đang nghiên cứu, rà soát để đề xuất giải pháp thành lập Quỹ nhà ở quốc gia. Và đến nay, Bộ Xây dựng đã chủ động giao đơn vị chuyên môn khẩn trương nghiên cứu từ các kinh nghiệm quốc tế, rà soát các quy định pháp luật hiện hành và đề xuất giải pháp triển khai.

Việc nghiên cứu và triển khai mô hình Quỹ Nhà ở Quốc gia tại Việt Nam là cần thiết để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp và trung bình. Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, giá bất động sản không ngừng tăng cao, trong khi thu nhập trung bình của người dân tại các thành phố vẫn còn thấp, nhu cầu về nhà ở ngày càng lớn.

Quỹ Nhà ở Quốc gia “tiếp nguồn hy vọng” cho người thu nhập thấp
Nếu Quỹ Nhà ở Quốc gia được thông qua và triển khai, để phát huy hiệu quả, cần xác định mục tiêu rõ ràng, đa dạng hóa nguồn vốn và tăng cường quản lý minh bạch.

Do đó, Quỹ Nhà ở Quốc gia có thể là giải pháp tạo điều kiện để người dân tiếp cận nhà ở thương mại giá rẻ và nhà ở xã hội, gia tăng khả năng tiếp sở hữu nhà của người lao động. Thêm vào đó, nguồn cung nhà ở giá rẻ sẽ được duy trì ổn định, đảm bảo cân bằng về nguồn cung, từ đó tạo ra sự cân bằng cung – cầu cho thị trường bất động sản.

Có thể thấy, mô hình Quỹ Nhà ở Quốc gia không những có thể đóng vai trò lớn trong việc giải quyết vấn đề an cư, giải quyết nhu cầu nhà ở và ổn định cuộc sống cho người lao động thu nhập trung bình thấp, mà còn thúc đẩy thị trường phát triển theo hướng bền vững hơn.

Theo các chuyên gia, Quỹ cần tập trung hỗ trợ tài chính cho người dân có nhu cầu mua hoặc thuê nhà với mức giá phù hợp. Trên thực tế, nhiều người lao động có thu nhập trung bình thấp không đáp ứng đủ điều kiện để mua nhà ở xã hội nhưng cũng không đủ khả năng tài chính để sở hữu nhà ở thương mại, đặc biệt tại các đô thị lớn. Kinh nghiệm từ các quốc gia như Singapore và Trung Quốc cho thấy Quỹ Nhà ở Quốc gia có thể đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền có nhà ở cho người lao động. Do đó, cần có cơ chế đánh giá mức độ đóng góp và khả năng chi trả của các nhóm đối tượng để đảm bảo tính công bằng và đúng mục tiêu.

Bên cạnh nguồn đóng góp từ người lao động, doanh nghiệp và ngân sách nhà nước, để Quỹ Nhà ở Quốc gia hoạt động bền vững, cần khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp bất động sản. Đổi lại, nhà nước có thể áp dụng các chính sách ưu đãi như miễn giảm thuế, hỗ trợ tài chính... nhằm thu hút đầu tư vào phân khúc nhà ở xã hội.

Ngoài ra, để Quỹ Nhà ở Quốc gia vận hành hiệu quả, cần có cơ chế quản lý chặt chẽ và minh bạch nhằm tránh thất thoát, tham nhũng và đảm bảo sử dụng đúng mục đích.

Theo góp ý của Savills, một số giải pháp có thể áp dụng bao gồm: ban hành quy định cụ thể về cách thức huy động, quản lý và phân bổ quỹ; quy định tiêu chuẩn nhà ở nhằm tránh tình trạng xây dựng kém chất lượng; đặt ra các điều kiện ràng buộc để ngăn chặn đầu cơ, sử dụng sai mục đích; xây dựng cổng thông tin điện tử công khai về các khoản thu - chi, danh sách thụ hưởng, tiến độ dự án; và thiết lập cơ chế giám sát độc lập, cho phép người dân cũng như các tổ chức xã hội theo dõi hoạt động của quỹ.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị, cần xây dựng một chiến lược phát triển nhà ở thương mại giá vừa túi tiền, đồng thời đẩy mạnh phân khúc nhà ở xã hội. Việc thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia với quy mô lớn hơn, sẽ không chỉ hỗ trợ xây dựng nhà ở xã hội mà còn nhằm mục đích thúc đẩy nguồn cung nhà ở có giá vừa túi tiền, thông qua các cơ chế phù hợp với từng loại hình.

Các chuyên gia cũng có quan điểm cho rằng, điều quan trọng nhất là cách thức vận hành của quỹ sao cho đúng đối tượng và đúng mục đích. Các khoản vay ưu đãi từ quỹ cần được thiết kế linh hoạt để phù hợp với khả năng chi trả cho từng nhóm, kèm theo những cam kết rõ ràng để đảm bảo nguồn lực từ quỹ không sử dụng sai mục đích, tránh tình trạng trục lợi từ các chính sách hỗ trợ.

Bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn của Savills đưa ra quan điểm, quỹ cần tập trung hỗ trợ tài chính cho người dân có nhu cầu mua hoặc thuê nhà với mức giá phù hợp. Trên thực tế, nhiều người lao động có thu nhập trung bình thấp không đáp ứng đủ điều kiện để mua nhà ở xã hội nhưng cũng không đủ khả năng tài chính để sở hữu nhà ở thương mại, đặc biệt tại các đô thị lớn. Do đó, cần có cơ chế đánh giá mức độ đóng góp và khả năng chi trả của các nhóm đối tượng để đảm bảo tính công bằng và đúng mục tiêu.

Xem bản gốc