Hỗ trợ nội dung miễn phí

Chúng tôi sử dụng quảng cáo để giữ cho nội dung của chúng tôi miễn phí cho bạn. Vui lòng cho phép quảng cáo và để các nhà tài trợ tài trợ cho việc lướt web của bạn.
Cảm ơn bạn!

Thách thức trong hoạt động đổi mới sáng tạo sở hữu trí tuệ giải pháp và kiến nghị

Báo xây dựng 18 Giờ trước

(Xây dựng) - Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, hoạt động đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển các cơ sở giáo dục đại học. Tuy nhiên, những thách thức, rào cản pháp lý và cơ chế chính sách, nhân lực và công nghệ vẫn còn đặt ra nhiều bài toán cho các nhà quản lý.

Đổi mới sáng tạo trong giao thông thông minh

Theo PGS.TS Lý Hải Bằng, Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải, việc phát triển các công cụ AI có thể giúp phát hiện vết nứt, đếm lưu lượng tàu thuyền phục vụ đường thủy nội địa, đếm lưu lượng xe, bãi đỗ xe thông minh có điều hướng. Ngoài ra, nghiên cứu phát triển một số hệ thống thông minh phục vụ quản lý, khai thác, bảo trì và vận hành công trình giao thông vận tải như: bê tông thông minh tự cảm biến ứng suất, hệ thống GNSS (hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu) và INS (hệ thống định vị quán tính) phục vụ đường sắt, các hệ thống GIS tích hợp AI trong địa kỹ thuật…

Thách thức trong hoạt động đổi mới sáng tạo, sở hữu trí tuệ - giải pháp và kiến nghị
Sản phẩm chuyển giao bộ điều khiển máy tập thể dục của hãng Sismo. Ảnh minh họa

Trong lĩnh vực xây dựng, GNSS và INS thường được kết hợp để định vị chính xác trong khảo sát và thi công công trình. Hỗ trợ máy móc tự động, như xe ủi đất không người lái. Cung cấp dữ liệu đo đạc chính xác cho các mô hình BIM. Giám sát sự dịch chuyển của công trình trong quá trình xây dựng và vận hành.

Tuy nhiên, trong quá trình chuyển giao công nghệ có một số thách thức như rào cản pháp lý và chính sách: các quy định chưa cụ thể và đồng bộ về quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm nghiên cứu được tạo ra trong môi trường đại học; Thủ tục hành chính phức tạp trong việc phê duyệt và triển khai các dự án chuyển giao công nghệ; cần cơ chế hiệu quả hơn để định giá và thương mại hóa các sản phẩm, kết quả nghiên cứu khoa học. Thiếu nguồn lực đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ; Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ còn thiếu kinh nghiệm thực tế trong việc thương mại hóa sản phẩm; Cơ sở vật chất, trang thiết bị nghiên cứu còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu của công nghệ tiên tiến. Chưa có nhiều kênh thông tin hiệu quả để kết nốt giữa các nhà nghiên cứu, các đơn vị có công nghệ hoặc các sự kiện kết nối cung – cầu công nghệ hiệu quả.

Từ những thách thức trên, PGS.TS Lý Hải Bằng đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ. Trong giáo dục đại học, cần khuyến khích phát triển và chuyển giao các phần mềm, ứng dụng, nền tảng học tập; Hỗ trợ việc ứng dụng các công nghệ mới (VR/AR, AI) vào phương pháp giảng dạy; Xây dựng chính sách rõ ràng về sở hữu trí tuệ và phân chia lợi nhuận từ hoạt động chuyển giao công nghệ; Tạo cơ chế khuyến khích giảng viên, nhà nghiên cứu tham gia vào các hoạt động chuyển giao công nghệ.

Cụ thể, trong lĩnh vực giao thông thông minh, PGS.TS Lý Hải Bằng kiến nghị, cần khuyến khích phát triển và ứng dụng các công nghệ AI, IoT, Big Data trong quản lý và điều hành giao thông; Hỗ trợ xây dựng các hệ thống giao thông thông minh, tích hợp các ứng dụng di động và nền tảng số; Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Xây dựng cần tạo ra các sandbox (là một môi trường được cô lập dùng để thử nghiệm phần mềm, ứng dụng hoặc các quy trình mà không ảnh hưởng đến hệ thống chính) hoặc môi trường thử nghiệm cho các giải pháp giao thông thông minh được phát triển từ các trường đại học và viện nghiên cứu.

Khuyến khích, tăng cường sở hữu trí tuệ

Tại Trường Đại học Cần Thơ, hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và hợp tác quốc tế là một trong 3 trụ cột quan trọng của nhà trường. Trên cơ sở triển tại thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 03/NQ-CP… tiếp tục hoàn thiện đồng bộ về thể chế, cơ chế và chính sách nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và hợp tác quốc tế. Cụ thể như sau:

Đẩy mạnh cơ chế khuyến khích, tăng cường sở hữu trí tuệ, định giá tài sản trí tuệ, ươm tạo chuyển giao công nghệ và khởi nghiệp, ưu đãi thuế và tiếp cận vốn vay cho các cơ sở giáo dục đại học trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Chính sách thành lập quỹ khoa học công nghệ, cơ chế khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân tham gia đóng góp nguồn vốn cho hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc thu hút nguồn nhân lực (chuyên gia) và nguồn vốn (đề tài/ dự án quốc tế); cần tạo điều kiện thông thoáng, giảm thủ tục hành chính, thủ tục cấp phép lao động, visa cho các chuyên gia…

Như vậy, những giải pháp trên nếu được triển khai đồng bộ sẽ góp phần nâng cao vị thế các trường đại học Việt Nam trên bản đồ khoa học thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo ngành Xây dựng và các ngành kỹ thuật khác.

Xem bản gốc