Nếu bạn là người yêu thích tìm hiểu những tư liệu, câu chuyện về văn hóa nghệ thuật đờn ca tài tử từng vang bóng một thời tại mảnh đất Nam Bộ thì đừng bỏ lỡ cơ hội ghé thăm tham quan khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu Bạc Liêu nhé.
Cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu là người có đóng góp to lớn cho văn hóa nghệ thuật đờn ca tài tử tại vùng đất Nam Bộ.
Ngày nay, nhiều du khách thường tìm đến khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu Bạc Liêu để tìm hiểu về giai đoạn lịch sử thăng trầm của đờn ca tài tử từng vang bóng một thời và những đóng góp tâm huyết của cố nghệ sĩ cho nghệ thuật âm nhạc nước nhà.
1. Đôi nét về khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu Bạc Liêu
Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu nằm trên đường Ninh Bình, phường 2, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Trước đây, khu lưu niệm là phần mộ của gia đình cố nhạc sĩ, sau này được tu bổ và xây dựng thêm các công trình nhằm mục đích làm nơi tiếp đón du khách phương xa cũng như tổ chức các sự kiện quan trọng.
Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu nằm ở thành phố Bạc Liêu. Ảnh: Soha Group
Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu Bạc Liêu có tổng diện tích lên đến hơn 12.000 m2. Nơi đây sở hữu nhiều công trình, không gian trưng bày nhằm tôn vinh những di sản vô giá của người nghệ sĩ tài hoa của vùng đất miền Tây Nam Bộ. Vào năm 2012, khu lưu niệm đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Toàn cảnh khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Ảnh: Du Lịch Miền Tây
Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu là nơi tổ chức nhiều sự kiện quan trọng. Ảnh: Báo Cà Mau
Theo kinh nghiệm du lịch khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu Bạc Liêu, bạn nên ghé địa điểm này vào khoảng tháng 2 đến tháng 4 âm lịch. Thời điểm này thời tiết đẹp và là mùa lễ hội ở Bạc Liêu nên bạn có thể tranh thủ tham gia hội hè bên cạnh hoạt động tham quan, khám phá văn hóa nghệ thuật đờn ca tài tử.
Du khách tham quan khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu ở Bạc Liêu. Ảnh: Nụ Cười Mê Kông
2. Câu chuyện cuộc đời cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu
Ông Cao Văn Lầu hay ông Sáu Lầu, sinh ngày 22/12/1892 tại xóm Cái Cui, làng Chí Mỹ, quận Vàm Cỏ, tỉnh Long An. Gia đình ông trải qua nhiều khó khăn và trôi dạt qua nhiều địa phương trước khi định cư tại Bạc Liêu. Dưới sự hướng dẫn tận tình của nhạc sĩ cổ nhạc Lê Tài Khị, tài năng âm nhạc trong ông bắt đầu nhen nhóm phát triển.
Ddến khu lưu niệm, lắng nghe câu chuyện cuộc đời của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Ảnh: Du Lịch Miền Tây
Năm 1915, ông kết hôn với bà Trần Thị Tấn nhưng sau 3 năm chung sống mà không có con, ông quyết định ly thân với bà. Niềm thương nhớ sau khi chia tay vợ đã trở thành nguồn cảm hứng để ông sáng tác “Dạ cổ hoài lang” – một tuyệt phẩm vĩ đại trong sự nghiệp âm nhạc đờn ca tài tử. Tên gọi “Hoài Lang” của bản nhạc thể hiện tâm huyết và tình cảm sâu sắc của ông.
Nhạc sĩ Cao Văn Lầu có nhiều đóng góp tâm huyết cho nền văn hóa nghệ thuật đờn ca tài tử ở Nam Bộ. Ảnh: Du Lịch Miền Tây
Từ năm 1918 đến 1974, nhạc sĩ Cao Văn Lầu không chỉ sáng tác “Dạ cổ hoài lang” mà còn cho ra đời thêm 10 tác phẩm khác, nhưng hầu hết chỉ được biết đến ở Bạc Liêu. Niềm đam mê và tài năng của ông đã được khán giả, nghệ sĩ Sài Gòn biết đến và tôn vinh. Các buổi biểu diễn nghệ thuật tại rạp hát Quốc Thanh (Sài Gòn) vào năm 1963 và 1973 như một minh chứng rõ nét tình cảm giữa ông Cao Văn Lầu và khán giả Sài thành.
3. Các hoạt động tham quan, khám phá khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu
3.1. Chiêm ngưỡng các công trình ấn tượng tại khu lưu niệm
Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu Bạc Liêu bao gồm rất nhiều công trình ấn tượng như khu mộ nhạc sĩ Cao Văn Lầu cùng những người thân; bức tượng bán thân nhạc sĩ Cao Văn Lầu; khu trưng bày hình ảnh, hiện vật của các ông tổ của nền cải lương Nam Bộ; tượng đài cây đàn kìm; sân khấu ngoài trời…
Bên trong khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu có rất nhiều công trình ấn tượng. Ảnh: thegioicombo
Khi vừa đi qua cổng chính, bạn sẽ bắt gặp ngay tượng đài ống tre nằm sừng sững chính giữa khu lưu niệm. Đây chính là hình ảnh chiếc đàn kìm – biểu tượng của đờn ca tài tử Nam Bộ, nhạc cụ gắn liền với hình ảnh nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Điều đặc biệt là các bậc thang đi lên tượng đài ống tre được bố trí theo các số bậc 2, 4, 8, 16, 32 và 64 - tượng trưng cho cung bậc, nhịp phách của ca cổ cải lương, tương ứng với từng nghệ nhân sáng tác. Đó là nhịp 2 của Cao Văn Lầu, nhịp 4 của Trịnh Thiên Tư, nhịp 8 của Lư Hòa Nghĩa, nhịp 16 của Mộng Vân, nhịp 32 của Trần Tấn Hưng và nhịp 64 của Lý Khi.
Biểu tượng của đờn ca tài tử Nam Bộ - chiếc đàn kìm, nhạc cụ gắn liền với hình ảnh nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Ảnh: Du Lịch Miền Tây
Xung quanh tượng đài ống tre là phiến đá khắc 20 bài tổ như 3 bản Nam, 6 bản Bắc, 4 bản Oán, 7 bản Bắc lớn. Và phía sau công trình là bức tượng nhạc sĩ Cao Văn Lầu với nhạc phẩm “Dạ cổ hoài lang” cũng được tạc trên đá.
Bức tượng nhạc sĩ Cao Văn Lầu với nhạc phẩm “Dạ cổ hoài lang” được khắc ở phiến đá phía sau. Ảnh: Du Lịch Miền Tây
Khu vực phía sau tượng đài đàn kìm là khuôn viên – nơi trưng bày các loại nhạc cụ thường thấy trong nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ như sáo, đàn cò, đàn tranh, đàn bầu, ghuitar phím lõm…Điểm độc đáo của vườn nhạc cụ này toàn bộ chúng đều được tạc hoàn toàn bằng đá xanh vững chãi.
Toàn bộ nhạc cụ trong khuôn viên đều được tạc hoàn toàn bằng đá xanh độc đáo. Ảnh: Du Lịch Miền Tây
3.2. Tham quan khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu
Một điểm nhấn khác tại khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu Bạc Liêu là không gian trưng bày lưu niệm. Tại đây, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu về một thời hưng thịnh của nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương Việt Nam cũng như lắng nghe câu chuyện cuộc đời cố nhạc sĩ cùng hoản cảnh ra đời bản nhạc tuyệt phẩm “Dạ Cổ Hoài Lang”. Từ đó hiểu vì sao, sau hơn 100 năm từ khi ra đời, bản tình ca bất hủ về nghĩa phu thê của nhạc sĩ Cao Văn Lầu đến tận ngày nay vẫn làm rung động hàng triệu con tim người Việt.
Lắng nghe những câu chuyện về cuộc đời và đóng góp tâm huyết của nhạc sĩ Cao Văn Lầu tại khu lưu niệm. Ảnh: Báo Xây dựng
Tìm hiểu những giai đoạn lịch sử thăng trầm của văn hóa nghệ thuật đờn ca tài tử ở Nam Bộ. Ảnh: Du Lịch Miền Tây
Ngoài ra, bên trong khu lưu niệm còn trưng bày phục trang sân khấu của nhiều nghệ sĩ cải lương nổi tiếng, tiểu cảnh phục dựng đờn ca tài tử bằng sáp cùng những nhạc cụ cổ của các nghệ nhân xưa.
Khu lưu niệm trưng bày các phục trang sân khấu của nhiều nghệ sĩ cải lương nổi tiếng. Ảnh: Du Lịch Miền Tây
Nếu bạn mong muốn tìm hiểu về văn hóa đờn ca tài tử vang danh một thời tại đất Nam Bộ thì nhất định đừng bỏ lỡ cơ hội ghé thăm địa điểm du lịch Bạc Liêu - khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu nhé.
Tiểu cảnh phục dựng đờn ca tài tử bằng sáp. Ảnh: Du Lịch Miền Tây
3.3. Ghé thăm khu mộ gia đình cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu
Sau cùng, một địa điểm không thể không nhắc đến trong khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu Bạc Liêu là phần mộ của gia đình người nghệ sĩ tài hoa.
Ghé thăm mộ cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu và gia đình. Ảnh: Báo Long An
Khu mộ là nơi yên nghỉ của thân sinh, thân mẫu và người vợ trọng tình nghĩa của cố nhạc sĩ. Công trình được xây dựng khang trang nhằm thể hiện lòng tôn kính và biết ơn đối với những đóng góp của nhạc sĩ Cao Văn Lầu trong lĩnh vực nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ.
>>Xem thêm: Tháp cổ Vĩnh Hưng Bạc Liêu nghìn năm tuổi: Công trình lưu giữ văn hóa Óc Eo duy nhất tại Tây Nam Bộ
Nếu có cơ hội tham gia tour du lịch miền Tây trong năm nay thì nhất định đừng quên ghé thăm khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu Bạc Liêu bạn nhé. Đây là địa điểm tham quan giúp bạn tìm hiểu về giai đoạn thăng trầm của đờn ca tài tử Nam Bộ vang bóng một thời và những đóng góp tâm huyết của người nghệ sĩ đối với nền âm nhạc nghệ thuật nước nhà.
Thu Hằng